ClockThứ Năm, 30/05/2013 05:22

Giá trị sống

TTH - Sự kiện xã hội nóng nhất tuần qua chính là chuyến thăm Việt Nam kéo dài 5 ngày của nhà diễn thuyết đặc biệt không chân, không tay Nick Vujicic đến từ Úc. Anh được chào đón bởi một chương trình truyền hình trực tiếp trên sóng VTV3 với khán phòng hàng ngàn chỗ ngồi.

Sau những đêm không ngủ của bóng đá Việt Nam trên đấu trường SEA Game thời Hồng Sơn, Lê Huỳnh Đức, có lẽ rất lâu rồi, giới trẻ mới lại có những khoảnh khắc hừng hực, tràn đầy cảm xúc ấy. Trong đêm giao lưu với Nick ngay sau đó, sân Mỹ Đình (Hà Nội) đông nghịt khán giả với con số 30.000 người.

Không biết bao nhiêu khán giả ở Việt Nam những ngày qua đã gác hết mọi công việc để ngồi lại trước màn hình. Và không biết bao nhiêu đôi mắt đã nhòa lệ trong giây phút gặp gỡ hiếm hoi giữa Nick và dịch giả Bích Lan. Hai con người, hai số phận, hai nghị lực...

Sinh ra tại Úc, với diện mạo không chân, không tay, Nick đã biến những điều không thể thành điều có thể. Anh đã vượt qua mặc cảm, sự sợ hãi và gian truân để đến trường, để tốt nghiệp đại học, trở thành giám đốc một công ty và nhà diễn thuyết nổi tiếng thế giới.

Sinh ra tại quê lúa Thái Bình, năm 13 tuổi, Bích Lan mắc phải căn bệnh loạn dưỡng cơ quái ác, phải nghỉ học. Nhưng nghị lực sống đã thôi thúc Lan tự học. Mở lớp dạy tiếng Anh. Trở thành dịch giả tên tuổi của hàng chục tác phẩm văn học. Và cô cũng chính là người được mời dịch 3 cuốn tự truyện của Nick, vừa được xuất bản tại Việt Nam.

Giây phút gặp Nick, cảm xúc như òa vỡ, khi Bích Lan quàng đôi tay yếu ớt, ôm lấy chàng trai không tay, không chân. Giây phút ấy, có một nguồn sức mạnh phi thường về giá trị sống bỗng trỗi dậy, trong hàng ngàn, hàng triệu trái tim.

Khoảnh khắc lay động ấy lại nghĩ đến “Hiệp sĩ” máy tính Nguyễn Công Hùng ở xã Đoài (Nghi Lộc, Nghệ An). Di chứng nặng nề sau sốt bại liệt cướp đi khả năng vận động khiến Hùng phải nghỉ học năm 12 tuổi. Với thân hình chỉ còn da bọc xương, hai bàn tay duy nhất còn cử động được và sự hỗ trợ của gia đình, Hùng đã học vi tính. Mở lớp dạy vi tính cho trẻ em khuyết tật. Trở thành “bác sĩ máy tính” và cống hiến hết mình cho đến khi qua đời cách đây chưa lâu.

Thật đúng lúc khi sự kiện Nick đến Việt Nam diễn ra gần vào ngày Quốc tế Thiếu nhi (1/6). Sau chuyến viếng thăm 5 ngày của Nick đến Việt Nam, tôi tin rằng, trong câu chuyện với những đứa con may mắn được nguyên vẹn, mạnh khỏe của mình, các bà mẹ sẽ kể cho chúng nghe về họ, về Nick, về Bích Lan, về Công Hùng... Để chúng lớn lên sẽ biết trân quí những gì mình đang có. Biết nâng niu giá trị của cuộc sống, giá trị của con người.

Và một con số day dứt khi hiện, Việt Nam có đến 6 triệu người khuyết tật, trong đó có rất nhiều trẻ em. Cuộc sống của họ còn nhiều khó khăn, cần một điểm tựa của gia đình, của xã hội để tiếp thêm nghị lực sống, niềm lạc quan. Như điều mà dịch giả Bích Lan đã nhận ra khi vịn vào văn chương: “Đêm tối đến sẽ để lại trong ta những vì sao” (Victo Hugo).

Kim Oanh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top