ClockThứ Ba, 12/05/2020 14:25

Giá trị từ công viên Hải Triều

TTH - Sau hơn mười mấy năm từ khi giải tỏa các hộ dân sống bên sông An Cựu, khu đất ở đường Hải Triều hoang phế, cây bụi mọc um tùm, nhiều hộ dân chiếm đất công trồng hoa màu, bán hàng quán gây mất mỹ quan đô thị.

Công viên Hải Triều được chỉnh trang phục vụ dân sinh

Mới đây, từ nguồn vốn của UBND phường AN Cựu, trong vòng hơn một tháng chỉnh trang, biến khu đất hoang hóa đã thành công viên xanh.

Nhiều hộ dân sống ở đường Hải Triều vô cùng vui mừng vì đường Hải Triều nay đã đẹp hơn khi phía trước là công viên với hệ thống cây xanh, thảm cỏ, đèn điện chiếu sáng, ghế đá, tiểu cảnh, bồn hoa... phục vụ dân sinh.

Dòng sông An Cựu nay cũng trong xanh trở lại nhờ dự án thoát nước thành phố, tạo cho con đường Hải Triều trở nên thoáng đãng.

Chị Kim Chi, một người dân ở đây cho hay: “Đường thông, hè thoáng, có công viên, có sông trước mặt giúp cho cuộc sống người dân thoải mái hơn nhiều. Mùa hè này, đây sẽ là địa điểm lý tưởng cho người dân hưởng thụ khí trời trong lành”.

Bà Trương Thị Dẻo, người sống lâu năm ở đường Hải Triều nhớ lại: “Hồi trước mới giải tỏa (năm 2004), tôi cứ nghĩ Nhà nước sẽ sớm xây dựng công viên ở đây nhưng chờ mãi chẳng thấy; những nơi không bị chiếm dụng thì để hoang, cỏ mọc um tùm không ai dám đến vì sợ rắn rết… Vừa rồi, khi nhận giấy thông báo của phường An Cựu kêu gọi người dân ai đã sử dụng mặt bằng này dọn dẹp để phường đầu tư làm công viên thì tôi cũng chưa tin lắm. Nhưng chỉ sau hơn một tháng thi công, khu đất hoang phế này đã trở thành một công viên đẹp khiến dân chúng tôi sung sướng vô cùng”.

Tin , ảnh: Gia Hân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO

Với 65 danh hiệu được UNESCO ghi danh, trải rộng trên tất cả 63 tỉnh, thành phố, Việt Nam tiếp tục thể hiện đóng góp có trách nhiệm vào việc làm phong phú, bảo vệ và phát huy kho tàng văn hóa nhân loại.

Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO
Đầu tư đã quan trọng, giữ gìn càng quan trọng hơn

Suy cho cùng, ý thức người dùng mới là quan trọng nhất. Nhưng nói ý thức chung chung thì khó quá, còn làm thế nào để buộc mọi người phải có ý thức trong cái sự xử lý "đầu ra" tế nhị và nhạy cảm kia thì lại là câu hỏi không hề dễ.

Đầu tư đã quan trọng, giữ gìn càng quan trọng hơn
Sân khấu nổi trước công viên Trịnh Công Sơn

Thế là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã thỏa nỗi ước mong trở về với Huế quê hương, khởi đầu là bức tượng được dựng trong công viên ở ngã ba sông Hương và sông hộ thành Đông Ba...

Sân khấu nổi trước công viên Trịnh Công Sơn
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn

Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế vừa cho ra mắt cuốn sách: Giá trị văn hóa thời Nguyễn, gồm 23 bài viết với 380 trang. Các bài viết đã nhìn nhận một cách toàn diện, khách quan, mang tính chất tổng kết nghiên cứu di sản Cố đô Huế, góp phần làm rõ giá trị văn hóa truyền thống và bản sắc văn hóa Huế.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn
Có đường… cứ thế là đi

Công viên hay phần đường dành cho người đi bộ được xây dựng phục vụ nhu cầu vui chơi, đi lại của người dân, thế nhưng lại có không ít người vô tư điều khiển xe máy chạy vào, gây nên tình trạng nguy hiểm, mất an toàn giao thông.

Có đường… cứ thế là đi

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top