“Giấc mơ châu Âu” qua lời kể của người tị nạn
TTH.VN - Không hề nản lòng trước một loạt các thảm kịch trong chuyến hành trình đầy mạo hiểm, người di cư đang tiếp tục băng qua biển Aegean, vùng vịnh nối dài của Địa Trung Hải để đến Hy Lạp với hy vọng sang Anh hoặc Đức.
Ali, 31 tuổi, một người di cư từ Syria đến châu Âu, ngồi trong một quán cà phê ở khu nghỉ mát Bodrum của Thổ Nhĩ Kỳ cho hay, anh không nản lòng bởi một chuỗi các vụ tử vong của người di cư, anh muốn băng qua biển Aegean để có thể sang Anh hay Đức, sau khi Berlin tuyên bố tiếp nhận thêm nhiều người tị nạn Syria.
![]() |
Người di cư đến hòn đảo Lesbos, Hy Lạp sau khi vượt qua biển Aegean từ Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AFP |
Nhưng anh Ali không thể tìm thấy những tay buôn người, cũng như trả cho họ mức giá hàng ngàn USD để đưa anh và gia đình vượt qua Aegean để đến hòn đảo Kos của Hy Lạp.
"Ngay bây giờ tôi đang cố gắng để tìm những tay buôn lậu tốt nhất, mặc dù họ đều là những kẻ nói dối", kỹ sư viễn thông được đào tạo từ thị trấn Hasakah của Syria, Ali là một trong những nạn nhân của cuộc chiến giữa lực lượng dân quân người Kurd và các chiến binh Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở quê hương Syria.
“Họ đưa cho bạn các mức giá khác nhau và không đảm bảo điều gì", Ali chia sẻ và cho biết thêm, những kẻ buôn lậu đã yêu cầu mức giá 6.000 USD để đưa Ali, em gái và mẹ của anh đến Hy Lạp.
“Không sợ nguy hiểm tính mạng”
Khu nghỉ mát Bodrum được biết đến là “nữ hoàng” của các khu nghỉ dưỡng cao cấp ở Thổ Nhĩ Kỳ đang trở thành một trung tâm dành cho người tị nạn Syria trong mùa hè này. Đây cũng là điểm dừng chân để tiếp tục chuyến đi ngắn nhưng đầy nguy hiểm để đến đảo Kos.
"Tôi muốn thoát khỏi cuộc chiến ở quê hương và không bao giờ trở về nữa. Tôi biết rằng từ bây giờ, chúng tôi sẽ nhận được sự tôn trọng hơn ở châu Âu bởi vì ít nhất chúng tôi tin mình sẽ có cơ hội. Tôi đã rất xúc động khi một số người ở châu Âu cho phép chúng tôi trú ngụ trong nhà của họ. Tôi biết cuộc hành trình sẽ đầy nguy hiểm nhưng tôi không sợ chết", Ali nói.
Hiện có ít người di cư xuất hiện trên đường phố Bodrum hơn so với một vài tuần trước, do lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ đã cho phép người di cư ở trong các khách sạn.
Tuy nhiên, một số người không thể trả tiền phòng khách sạn, họ ngủ trong hộp các tông hoặc trên ghế đá ở công viên trong thành phố, và ăn thức ăn còn sót lại từ các nhà hàng du lịch.
Đây chính là nguồn động lực để chúng tôi rời khỏi Thổ Nhĩ Kỳ, đất nước đã tiếp nhận 1,8 triệu người tị nạn Syria kể từ khi cuộc nội chiến bắt đầu vào năm 2011, nhưng quốc gia này hiện đang trải qua cuộc khủng hoảng đẫm máu của chính họ.
“Tôi không biết bơi”
Phóng viên AFP có dịp phỏng vấn một người tị nạn khác, đó là Ela, 20 tuổi, một cựu sinh viên tâm lý học ở Syria. Cô đã ở Bodrum trong 2 tuần qua với 2 người em gái cùng cô đến Thổ Nhĩ Kỳ cách đây 6 tháng. Họ ngủ ở bên ngoài một nhà thờ Hồi giáo.
"Tôi không biết bơi và 2 em gái của tôi cũng vậy, vì thế tôi có chút sợ hãi. Nhưng điều đó không quan trọng nếu tôi phải chết ở Syria, Thổ Nhĩ Kỳ hay thậm chí trên biển".
Cô cho hay, Thổ Nhĩ Kỳ được ca ngợi về lòng hiếu khách đối với những người tị nạn, tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, "chúng tôi không biết liệu họ sẽ đóng cửa biên giới hay sẽ gửi chúng tôi trở lại các trại tị nạn".
Ngược lại, theo Ela, "chính phủ châu Âu đang thực sự cố gắng để làm điều gì đó cho chúng tôi, cũng như những người dân EU đang thể hiện sự cảm thông nhiều hơn."
Dù vậy, cô cho biết gia đình mình không có đủ số tiền 7,800 USD để trả cho những tay buôn lậu đưa họ đến Hy Lạp. Cô kể lại, cuối tuần qua, 3 chị em cô đã đi đến một căn biệt thự sang trọng ở Bodrum, nơi những kẻ buôn người từ Syria đang sống. Một tay buôn lậu đã đề nghị cho phép gia đình cô lên một chiếc thuyền miễn phí, đổi lại, họ phải làm nô lệ tình dục cho chúng. Sau đó, “chúng tôi quyết định tự mua thuyền, áo phao và tự mình vượt qua vùng biển nguy hiểm. Chúng tôi dự định thực hiện chuyến đi trong tuần này”, Ela nói thêm.
Thanh Ngân (lược dịch từ AFP)
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn (28/02)
- Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME (28/02)
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam (28/02)
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom (28/02)
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng (27/02)
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á (27/02)
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19 (27/02)
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar (27/02)
-
Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
-
Thị trường thanh toán điện tử ASEAN có thể đạt 1,5 nghìn tỷ USD
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Cải thiện công nghệ y tế với sự hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo
- "123456" vẫn là mật khẩu phổ biến nhất thế giới sau 10 năm
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar
- Khai mạc khóa họp thường kỳ 46 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
- Anh nhất trí gia hạn thời gian phê chuẩn thỏa thuận hậu Brexit cho EU