ClockThứ Năm, 30/05/2019 15:10

Giải ngân vốn đầu tư chậm: Vướng mắc từ cơ chế, chính sách

Tính đến ngày 15/5/2019, lũy kế vốn đầu tư giải ngân thuộc kế hoạch năm 2019 qua KBNN đạt hơn 72.000 tỷ đồng (mới đạt 20,3% kế hoạch năm 2019).

Thu hút FDI vào nông nghiệp công nghệ cao còn nhiều điểm nghẽnThêm một nhà máy 15 triệu USD đầu tư vào Khu kinh tế Chân Mây- Lăng CôTrợ lực từ vốn khuyến côngVốn đăng ký FDI tiếp tục lập kỷ lục

Theo thống kê của Kho bạc Nhà nước (KBNN), trong chi thường xuyên, tính đến ngày 15/5/2019, hệ thống KBNN đã thực hiện kiểm soát hơn 289.000 tỷ đồng (đạt 27,8% dự toán chi thường xuyên của ngân sách nhà nước qua KBNN).

Dự kiến vốn thanh toán đến 31/5/2019, hệ thống KBNN thực hiện kiểm soát ước đạt 317.469 tỷ đồng, đạt 30,4% dự toán chi thường xuyên của ngân sách nhà nước qua KBNN (không bao gồm chi trả nợ, viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng).

Tính đến ngày 15/5/2019, lũy kế vốn đầu tư giải ngân thuộc kế hoạch năm 2019 qua KBNN mới đạt 20,3% kế hoạch năm (Ảnh minh họa: info.net)

Đáng chú ý, thông qua công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN, tính đến ngày 15/5/2019 các đơn vị trong hệ thống KBNN đã phát hiện khoảng 2.230 khoản chi chưa đủ thủ tục theo quy định, đã yêu cầu bổ sung các thủ tục cần thiết, với số tiền từ chối thanh toán khoảng 5,3 tỷ đồng.

Đối với chi đầu tư, tính đến ngày 15/5/2019, lũy kế vốn đầu tư giải ngân thuộc kế hoạch năm 2019 qua KBNN hơn 72.000 tỷ đồng (đạt 20,3% kế hoạch năm 2019).

Lý giải về việc tỷ lệ giải ngân những tháng đầu năm 2019 khá thấp, ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước cho biết, hiện nay quy trình kiểm soát chi từ KBNN rất rõ ràng, song hầu như những tháng đầu năm của các năm tỷ lệ giải ngân đều thấp.

“Quy trình chi qua kho bạc quy định khá cụ thể, từng ngày phải hoàn tất giải ngân khi nhận đủ hồ sơ đến, nếu chậm sẽ bị khiếu nại ngay”, ông Nguyễn Quang Vinh nói.

Ông Nguyễn Quang Vinh cho rằng, nguyên nhân chính của việc giải ngân đầu tư chậm là do cơ chế chính sách còn chưa hợp lý, như việc giải ngân đang có bất cập cần phải sửa chữa từ Luật Đầu tư, Luật Xây dựng… Ngoài ra, còn có vướng mắc từ Luật Đất đai liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, việc phân bổ giao kế hoạch vốn cũng quá chậm, hàng chục nghìn tỷ chưa phân bổ ảnh hưởng đến tiến độ chung. Hơn nữa, việc cho kéo dài kế hoạch vốn chưa hợp lý cũng chưa tạo được sức ép tới chủ đầu tư.

“Nguyên tắc là có vốn mới tiến hành các thủ tục, làm các thủ tục thiết kế, mời thầu, đấu thầu thì có tiền mới ra được, các khâu bị gián đoạn, chưa nói đến vướng về đất đai, giải phóng mặt bằng…”, ông Nguyễn Quang Vinh lý giải.

Đại diện KBNN cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Tài chính, toàn hệ thống KBNN đã thực hiện một số giải pháp nhằm thực hiện công tác kiểm soát chi NSNN đảm bảo chặt chẽ, kịp thời, đúng quy định của pháp luật hiện hành. Lãnh đạo KBNN Trung ương đã chỉ đạo KBNN các cấp tăng cường kiểm soát chặt chẽ các khoản chi bằng tiền mặt theo đúng đối tượng và nội dung quy định.

Còn theo ông Trần Mạnh Hà, Vụ trưởng Vụ Kiểm soát chi, để góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư năm 2019, ngay từ đầu năm 2019, KBNN đã chỉ đạo các đơn vị KBNN thường xuyên phối hợp chặt chẽ và hướng dẫn cho các đơn vị trong việc hoàn thiện hồ sơ, thủ tục tạm ứng, thanh toán, đảm bảo mọi hồ sơ, chứng từ đủ điều kiện thanh toán vốn đầu tư do các chủ đầu tư, ban Quản lý dự án gửi đến Kho bạc đều được tiếp nhận và giải quyết theo đúng chế độ và thời gian quy định.

Đồng thời, có văn bản đôn đốc các chủ đầu tư, các ban Quản lý dự án đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, nghiệm thu khi đã có khối lượng hoàn thành và hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục gửi đến Kho bạc để kiểm soát thanh toán, thu hồi vốn đã tạm ứng, tránh dồn vào những tháng cuối năm gây khó khăn trong công tác kiểm soát chi và giải ngân.

KBNN cũng đã thực hiện kiểm soát thanh toán theo nguyên tắc “thanh toán trước, kiểm soát sau” cho từng lần thanh toán và “kiểm soát trước, thanh toán sau” đối với lần thanh toán cuối cùng của hợp đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư trong việc giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Từng bước giải quyết vướng mắc trong đấu thầu thuốc, vật tư y tế

Với Luật Ðấu thầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2024 và Nghị định số 24/2024/NÐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ðấu thầu về lựa chọn nhà thầu có hiệu lực từ ngày 27/2/2024 đã cơ bản tháo gỡ những vướng mắc trong thực hiện đấu thầu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế tại các cơ sở y tế công lập.

Từng bước giải quyết vướng mắc trong đấu thầu thuốc, vật tư y tế
Cần có cơ chế, chính sách động viên đội ngũ văn nghệ sĩ

Tại buổi gặp các nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao tham mưu, trình HĐND tỉnh ban hành sớm cơ chế, chính sách cho đội ngũ văn nghệ sĩ trên địa bàn tỉnh để động viên, khuyến khích cho những công hiến, tài năng của các nghệ sĩ.

Cần có cơ chế, chính sách động viên đội ngũ văn nghệ sĩ
HƯỚNG DÒNG VỐN VÀO LĨNH VỰC ƯU TIÊN:
Nhiều cơ chế, chính sách cho vay được mở rộng

Vấn đề này đã được ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh chia sẻ cùng Thừa Thiên Huế Cuối tuần khi trao đổi về hoạt động tín dụng năm 2024, trong bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế đang tác động tiêu cực đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Nhiều cơ chế, chính sách cho vay được mở rộng
Return to top