Thế giới

Giải Nobel Vật lý lần đầu tiên được trao cho các nhà khoa học khí hậu

ClockThứ Hai, 18/10/2021 20:35
TTH - Lần đầu tiên trong lịch sử 120 năm của giải thưởng danh giá nhất thế giới khoa học, giải Nobel Vật lý năm 2021 đã được trao cho các nhà khoa học khí hậu.

Giải Nobel Hóa học 2021 đã có chủNobel vật lý 2019 tôn vinh nghiên cứu về vũ trụNobel Y học 2019: Mở ra chiến lược mới chống ung thư

Các nhà khoa học khí hậu tại lễ công bố Giải Nobel Vật lý năm 2021 ở thủ đô Stockholm, Thụy Điển. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Cụ thể, 3 nhà khoa học đã được tôn vinh vì những nỗ lực làm nổi bật ảnh hưởng của con người trong việc gây ra cuộc khủng hoảng trên hành tinh, và phát triển công cụ giúp các quốc gia đối phó với tác động của biến đổi khí hậu. Giải thưởng được công bố trước thềm Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (COP26) sẽ diễn ra từ ngày 31/10-12/11, nhấn mạnh sự cấp bách của các quốc gia phải hành động mạnh mẽ hơn về khí hậu để hạn chế các tác động.

Trong đó, nhà khoa học người Mỹ gốc Nhật Bản Syukuro Manabe (90 tuổi) là một trong những người đầu tiên chứng minh rằng việc phát thải CO2 vào khí quyển sẽ làm tăng nhiệt độ bề mặt của Trái đất. Vào những năm 1960, ông đã dự báo, việc tăng gấp đôi nồng độ CO2 trong khí quyển sẽ khiến nhiệt độ toàn cầu tăng hơn 2 độ C.

Giáo sư Klaus Hasselmann (89 tuổi) người Đức được tôn vinh với công trình đặt nền móng cho các mô hình khí hậu trong tương lai và các dự báo nóng lên toàn cầu. Vào những năm 1970, Giáo sư đến từ Viện Khí tượng Max Planck ở Đức đã phát triển một mô hình cho thấy thời tiết và khí hậu có mối liên hệ như thế nào. Mối liên hệ này rất quan trọng trong việc giúp các nhà khoa học phát hiện dấu vết của biến đổi khí hậu trong các sự kiện thời tiết, chẳng hạn như sóng nhiệt và hạn hán.

Tiếp đó là Giáo sư Giorgio Parisi (73 tuổi) người Italy, người đã giải mã và hiểu được các hệ thống vật lý, từ quy mô nguyên tử đến quy mô hành tinh. Khí hậu trái đất là một ví dụ về một hệ thống vật chất phức tạp, và công trình của ông đã giúp cung cấp một số cấu trúc cho các nhà khoa học nghiên cứu các hệ thống hỗn loạn.

Nhận định về giải Nobel Vật lý năm nay, Tờ The Straits Times ngày 18/10 dẫn lời nhà khoa học thời tiết và khí hậu Koh Tieh Yong, đến từ Đại học Khoa học Xã hội Singapore cho rằng, giải thưởng này “báo hiệu tầm quan trọng ngày càng tăng của khoa học khí hậu”, và có thể giúp thúc đẩy các quốc gia phát triển tăng cường tài trợ nghiên cứu cho lĩnh vực này.

Phát biểu trong một cuộc họp báo, Tổng Thư ký Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển Goran K. Hansson khẳng định, giải thưởng nhấn mạnh thực tế rằng, các tuyên bố về cuộc khủng hoảng khí hậu là dựa trên khoa học.

Được biết, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển là đơn vị chịu trách nhiệm chọn ra những người đoạt các giải Nobel trong lĩnh vực vật lý, y học, hóa học, hòa bình, văn học, và kinh tế.

LÊ THẢO

 (Lược dịch từ The Straits Times & The New York Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải Nobel tăng tiền thưởng lên gần 1 triệu USD

Những người đoạt giải Nobel năm nay sẽ được nhận thêm 1 triệu crown Thụy Điển, nâng tổng số tiền thưởng lên 11 triệu crown (tương đương 986.000 USD), Quỹ Nobel, đơn vị quản lý giải thưởng này cho biết.

Giải Nobel tăng tiền thưởng lên gần 1 triệu USD
Bảo tàng Nobel - nơi khơi nguồn của sự sáng tạo

Những ngày đầu tháng 10 hàng năm, cả thế giới hướng về Thụy Điển và Na Uy để xem ai là chủ nhân của các giải thưởng Nobel danh giá thường niên. Nhân dịp này, hãy cùng tới thăm Bảo tàng Nobel tại Stockholm, Thụy Điển để tìm hiểu về người sáng lập của các giải thưởng, người chiến thắng các giải Nobel và sự sáng tạo của họ.

Bảo tàng Nobel - nơi khơi nguồn của sự sáng tạo
Return to top