ClockThứ Tư, 25/07/2012 06:05

Giải pháp mang tính môi trường

TTH - Trong khi giải pháp di dời các cơ sở đúc đồng truyền thống ở phường Thủy Xuân và Phường Đúc ra khỏi T.P Huế không khả thi, việc chọn khắc phục ô nhiễm môi trường bằng hệ thống lọc bụi qua màng sương nước đã mở ra một tín hiệu vui cho làng nghề.

Cải thiện môi trường sống

Hiện, trên địa bàn 2 phường có tổng cộng trên 70 cơ sở đúc cả chính lẫn phụ. Sản phẩm làm ra ngoài những mặt hàng, như tượng phật, lư, phù điêu bằng đồng còn có những mặt hàng gia công bằng gang, đồng, nhôm phục vụ cho các công trình giao thông, hạ tầng đô thị, nhà máy công nghiệp... Hầu hết, nguồn nguyên liệu để làm ra sản phẩm đều được các cơ sở sử dụng từ đồ phế liệu bằng đồng, nhôm, sắt, chì... để tái chế. Đây cũng là một trong những nơi góp phần giảm bớt gánh nặng cho môi trường thông qua hệ thống chân rết thu mua, gom nhặt đồ phế liệu trong dân.

Hệ thống lọc bụi qua màng sương nước thí điểm tại cơ sở đúc cơ khí của ông Nguyễn Văn Nhạn đã đem lại hiệu quả xử lý cao

Trước đây, vườn rộng, nhà thưa, nên mức độ ảnh hưởng môi trường không trầm trọng như bây giờ. Qua thời gian, mật độ dân cư trở nên đông đúc, các cơ sở đúc đồng của làng nghề truyền thống nằm xen lẫn ngay trong dân. Cùng với đó, việc xử lý khói bụi của các cơ sở khá đơn giản, chỉ bằng những tấm phên tre, tôn và cây xanh để che chắn. Tính chất gây ô nhiễm càng trở nên trầm trọng và bức bách.

Cách đây vài năm, một số hộ đúc từng áp dụng hệ thống xử lý khói bụi do một đơn vị tư vấn của Hà Nội vào chuyển giao, cung ứng. Do kinh phí đầu tư cao, không phù hợp với quy mô sản xuất, nhu cầu kinh tế, nên mô hình này đã thất bại. Sau một thời gian khảo sát, nghiên cứu thực tế, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học và Công nghệ bắt tay thực hiện thí điểm mô hình xử lý khói bụi, khí thải độc hại bằng hệ thống lọc qua màng sương nước tại 2 cơ sở đúc ở Phường Đúc và Thủy Xuân. Hệ thống này được thiết kế, gồm chụp hút khói, bụi, khí thải bằng inox, hệ thống mô-tơ quạt hút và đẩy, máy bơm nước, máy sục khí. 

Theo ông Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ, qua theo dõi vận hành hệ thống, toàn bộ khói, bụi, khí thải trong quá trình sản xuất được hút vào cyclon lắng bụi, sau khi qua cyclon lắng, lượng bụi trong dòng khí giảm đi 85%- 90%. Mặt khác, đơn vị đã lấy mẫu và phân tích chất lượng khí thải trước và sau khi xử lý. Kết quả, các chỉ tiêu: Nhiệt độ, độ ẩm, tổng lượng bụi, CO, NO2, SO2 sau khi được xử lý giảm gần gấp đôi và đều nằm trong giới hạn quy chuẩn QCVN 05:2009 và QCVN 06:2009 về nồng độ khí thải ra ngoài môi trường. 

Sớm ra khỏi danh sách “đen”

Theo tính toán của ông Nguyễn Văn Nhạn, Chủ nhiệm HTX Đúc cơ khí Thủy Xuân, chủ cơ sở áp dụng thí điểm mô hình, chi phí để vận hành hệ thống chỉ tiêu tốn khoảng 5.000 đồng tiền điện trong một giờ đồng hồ. Như vậy, bình quân một mẻ sản xuất, gia công mất từ 8 đến 10 giờ, thì chi phí tiền điện khoảng 40.000 đồng. Mỗi tháng, cơ sở chỉ trả thêm chưa tới 200.000 đồng. Số tiền này không lớn, nhưng bù lại, môi trường được sạch hơn, đời sống của gia đình và cộng đồng dân cư không bị ảnh hưởng.

Việc áp dụng thí điểm hệ thống lọc bụi, khí thải độc hại qua màng sương nước tại 2 cơ sở cho thấy đã mang lại nhiều tiện ích và hiệu quả. Đối với những cơ sở sản xuất quy mô bình thường, kinh phí đầu tư cho hệ thống này chỉ hơn 20 triệu đồng. Những cơ sở có công suất nén hơi lớn đòi hỏi hệ thống lọc bụi lớn đồng bộ thì kinh phí đầu tư khoảng trên 30 triệu đồng. Tuổi thọ của hệ thống này có thể sử dụng được trên 10 năm.

Với tư cách là Chủ tịch Hội đúc truyền thống Huế, ông Nguyễn Văn Nhạn trăn trở, mô hình đã được thực hiện và cho kết quả tốt, nhưng thực tế, nhiều hộ sản xuất không mặn mà tự bỏ tiền ra để cải thiện ô nhiễm; một phần do kinh tế khó khăn, phần khác do chỉ tập trung sản xuất. Để mô hình được nhân rộng cần có sự trợ giúp của Nhà nước và sự hướng dẫn, chuyển giao công nghệ của nhà khoa học cùng với sự vào cuộc của chính quyền địa phương.

Ông Hồ Đắc Hùng, Chủ tịch UBND phường Phường Đúc cho rằng, giải pháp đưa làng nghề đúc đồng ra khỏi T.P Huế sẽ không còn ý nghĩa đối với tên làng nghề đã lưu truyền từ hàng trăm năm nay. Việc chọn xử lý ô nhiễm môi trường bằng hệ thống lọc bụi, khí độc hại là rất hợp lý, đem lại hiệu quả cao về mặt xã hội và bảo vệ môi trường. Nếu được nhân rộng và xử lý ô nhiễm triệt để, lộ trình đưa làng nghề đúc đồng Phường Đúc và Thủy Xuân ra khỏi danh sách đen của Quyết định 64 của Thủ tướng Chính phủ sẽ sớm hoàn thành.

Bài, ảnh: Hoài Thương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024

Sáng 14/4, tại Trường THCS Nguyễn Tri Phương, Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tổ chức lễ khai mạc triển lãm và chấm thi Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh lần thứ XVII, năm 2024. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành cùng giáo viên, học sinh các đơn vị dự thi.

163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024
Nâng hạng chỉ số DTI

Những năm qua, Thừa Thiên Huế luôn nằm trong tốp đầu về chỉ số chuyển đổi số. Song năm 2023, qua rà soát, trong Bộ chỉ số chuyển đổi số có nhiều nhóm tiêu chí không đạt bền vững, do vậy cần những giải pháp căn cơ để chuyển đổi số trở thành chìa khóa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nâng hạng chỉ số DTI
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

TIN MỚI

Return to top