ClockThứ Bảy, 09/12/2017 10:30

Giải quyết nợ đọng nông thôn mới

TTH.VN - Sáng 9/12, kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh khóa VII tiếp tục ngày làm việc thứ 3, thảo luận và thông qua nghị quyết về kết quả giám sát “Việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 – 2016”.

HĐND tỉnh thông qua 11 nghị quyết của kỳ họpChất vấn tại kỳ họp kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh khóa VIINêu cao tinh thần trách nhiệm, đáp ứng nguyện vọng của cử triNâng cao chất lượng hoạt động của Thường trực HĐND, các ban HĐND

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân trình bày kết quả giám sát chương trình thực hiện nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững

Những kết quả tích cực 

Trình bày báo cáo về kết quả giám sát, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân cho biết: Sau 5 năm triển khai, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2011 - 2016 toàn tỉnh đạt được những kết quả tích cực trong tổ chức thực hiện, tạo chuyển biến về nhận thức của cán bộ và người dân, huy động hệ thống chính trị các cấp tham gia. Số tiêu chí đạt chuẩn tăng đáng kể hàng năm, bộ mặt nông thôn khởi sắc, nhất là hệ thống giao thông nông thôn, kết cấu hạ tầng xã hội. Mô hình sản xuất tập trung bước đầu được hình thành, thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện.

Đến cuối năm 2016, toàn tỉnh có 104 xã thực hiện xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM; trong đó, 23 xã đạt chuẩn NTM, đạt tỉ lệ 22,1%; có 26 xã đạt từ 15-18 tiêu chí (25%); 50 xã đạt 10-14 tiêu chí (48,1%); 5 xã đạt 8-9 tiêu chí (4,8%). Trong 5 năm thực hiện, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn tỉnh đạt 6.376,725 tỷ đồng.

Trong 5 năm, người dân đã đóng góp tiền, đất đai, hoa màu, ngày công trị giá hơn 601 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 9,43%; trong đó, có hơn 144 ha đất và hơn 379.000 ngày công được đóng góp để xây dựng đường thôn, đường ngõ xóm, nhà văn hoá thôn, chỉnh trang tường rào, cổng ngõ, nhà cửa…. Các công trình đầu tư theo cơ chế đặc thù đã được triển khai bước đầu đạt kết quả khả quan, có sức lan tỏa rộng trong Nhân dân.

Ngoài ra, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tổng nguồn vốn được huy động từ ngân sách Trung ương, địa phương và các nguồn lực khác là 3.159 tỷ đồng. Thông qua các dự án đầu tư hạ tầng của chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện chương trình mực tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, do nguồn lực của các địa phương còn khó khăn, việc huy động nguồn vốn trong dân còn hạn chế, do đó có nơi đã xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản, nhất là ở cấp xã. Tính đến cuối năm 2016, số nợ đọng xây dựng cơ bản trong toàn tỉnh hơn 83 tỷ đồng; đến 15/7/2017 đã giảm xuống còn khoảng 26,5 tỷ đồng (do trong năm 2016 đã trả nợ hơn 62 tỷ đồng từ nguồn thu đấu giá quyền sử dụng đất và một phần ngân sách của các địa phương).

Nhiều tồn tại

Việc xây dựng nông thôn mới ở Nam Đông đang gặp nhiều khó khăn về nguồn lực 

Kết quả giám sát của HĐND tỉnh cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế cần tháo gỡ. Đó là, công tác tuyên truyền, vận động mặc dù đã được chú trọng thực hiện nhưng đến nay vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân chưa nhận thức rõ và đầy đủ về mục tiêu, ý nghĩa và nội dung của chương trình; còn trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước; ý thức tự giác, chủ động tham gia xây dựng NTM chưa cao. Việc thay đổi tư duy, tập quán phong tục của bà con đồng bào dân tộc thiểu số cần có một quá trình lâu dài. Các chủ trương, cơ chế, chính sách trong xây dựng NTM chưa được thông tin, cập nhập đầy đủ cho người dân. Đáng chú ý, nhiều địa phương thuộc diện xã đặc biệt khó khăn, xã bãi ngang có tâm lý không muốn thoát nghèo để được hưởng các chế độ, chính sách hỗ trợ của nhà nước.

Trong xây dựng NTM, một số nơi vẫn còn nặng về xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa tập trung cao cho việc phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm nghèo, phát triển văn hóa, cải thiện môi trường. Các tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất chuyển biến chậm, một số tiêu chí mới đạt ngưỡng so với quy định, chất lượng chưa cao và khó duy trì bền vững. Một số xã đạt chuẩn nhưng đời sống người dân còn khó khăn, nhất là các xã miền núi.

Kết quả giám sát HĐND tỉnh cũng chỉ ra rằng, nguồn vốn huy động cho chương trình đạt thấp so với yêu cầu, chủ yếu vẫn từ nguồn vốn lồng ghép và vốn tín dụng. Nguồn lực đầu tư hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách Nhà nước cho chương trình còn quá thấp so với yêu cầu, chưa tương xứng với mục tiêu đề ra, trong khi khả năng đóng góp của người dân và tham gia của doanh nghiệp còn hạn chế. Ngoài ra, nguồn vốn ngân sách thông báo chậm; ngân sách tỉnh bố trí cho chương trình còn khiêm tốn, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Bên cạnh đó, chưa có nhiều vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh quy mô lớn và việc nhân rộng còn gặp khó khăn. Sản xuất nông nghiệp một số nơi, nhất là vùng sâu vùng xa, miền núi, bãi ngang vẫn mang tính truyền thống là chính, vì vậy hiệu quả và thu nhập còn thấp, không ổn định. Việc đề xuất mô hình hỗ trợ ở các địa phương còn phân tán, nhỏ lẻ nên khó phát triển mở rộng theo hướng sản xuất hàng hóa. Công tác tổng kết, nhân rộng các mô hình chưa được chú trọng…

Huy động nguồn lực cho NTM

HĐND tỉnh biểu quyết thông qua nghị quyết về kết quả giám sát chương trình thực hiện nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững

Theo lộ trình đến năm 2020 phải có ít nhất 61 xã đạt chuẩn NTM, nhưng hiện nay mới chỉ có 23 xã đạt chuẩn, vì vậy, HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thị xã thực hiện rà soát, đánh giá đúng thực trạng các tiêu chí NTM trên địa bàn, từ đó xây dựng lộ trình, giải pháp cụ thể để tổ chức thực hiện nhằm hoàn thành chỉ tiêu đề ra.

Bên cạnh đó, cân đối, bố trí nguồn lực đầu tư từ ngân sách tỉnh để thực hiện chương trình, bảo đảm theo quy định của TW; bố trí tăng thêm nguồn lực từ ngân sách tỉnh cho hỗ trợ phát triển sản xuất tăng thu nhập và giảm nghèo. Có biện pháp thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện; đẩy mạnh huy động vốn đầu tư từ doanh nghiệp; phát huy vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng nhằm huy động có hiệu quả nguồn lực từ nhân dân.

Chỉ đạo khắc phục tình trạng ở các địa phương chỉ quan tâm đến đầu tư cơ sở hạ tầng mà thiếu biện pháp tổ chức sản xuất trong chương trình xây dựng NTM. Có giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, khuyến khích việc ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ cao, huy động nguồn lực, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp; thúc đẩy các mô hình hợp tác xã liên doanh, liên kết có hiệu quả. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng NTM.

Đối với các huyện, thị xã, cần tập trung chỉ đạo rà soát, xác định số nợ đọng xây dựng cơ bản của chương trình xây dựng NTM; xây dựng kế hoạch, lộ trình trả nợ cụ thể; kiên quyết không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản mới.

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết đầu tiên về AI

Ngày 21/3 (giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã thông qua một nghị quyết mang tính bước ngoặt về việc thúc đẩy các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) "an toàn, bảo mật và đáng tin cậy" để mang lại lợi ích là sự phát triển bền vững cho tất cả mọi người.

Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết đầu tiên về AI
Tạo sự đồng bộ, thống nhất trong việc đưa các luật, nghị quyết của Quốc hội vào thực tiễn

Ngày 7/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, nghị quyết của Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì hội nghị.

Tạo sự đồng bộ, thống nhất trong việc đưa các luật, nghị quyết của Quốc hội vào thực tiễn
Return to top