ClockThứ Bảy, 20/06/2020 18:58

Giải thưởng Hải Triều là tiền đề hướng đến giải báo chí khu vực, quốc gia viết về Huế

TTH.VN - Chủ tịch UBND tỉnh – Phan Ngọc Thọ đánh giá như vậy tại buổi gặp mặt kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và trao thưởng Giải Báo chí Hải Triều lần I-2020 do UBND tỉnh tổ chức chiều 20/6.

Tôn vinh những tác phẩm hay, xuất sắcQuy chế hướng dẫn tuyển chọn tác phẩm xuất sắc dự giải báo chí Hải Triều lần thứ I năm 2020Tọa đàm khoa học lấy ý kiến đổi tên Giải Báo chí Thừa Thiên Huế

Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng và đánh giá cao những đóng góp của báo chí cho Thừa Thiên Huế thời gian qua

Tại buổi gặp mặt kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và trao thưởng Giải Báo chí Hải Triều lần I-2020 do UBND tỉnh tổ chức chiều 20/6, các ông: Nguyễn Khoa Điềm - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương; Bùi Thanh Hà - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh – Trưởng Đoàn Đại biểu QH tỉnh; Cái Vĩnh Tuấn – UVTV - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Nam Tiến – UVTV - Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh; Nguyễn Bá Dung – Trưởng Ban nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam đã đến dự.

Ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, thời gian qua, báo chí Thừa Thiên Huế đã bám sát, phản ánh sinh động mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh; tích cực tuyên truyền những phong trào, cuộc vận động lớn, những nhân tố mới, mô hình và cách làm hay, nhất là trong công tác tuyên truyền các cuộc vận động lớn của tỉnh, như: Ngày “Chủ nhật xanh” với chủ đề "Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh – sạch – sáng"; “Huế - thành phố 4 mùa hoa”; “Dòng Hương trong xanh”; “Nói không với túi ni lông và sản phẩm nhựa sử dụng 1 lần”; Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế; chương trình thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị và công tác phòng chống COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

Đánh giá chặng đường hoạt động báo chí đã qua, Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, môi trường quan hệ, giao tiếp báo chí được cải thiện tích cực. Rõ nét nhất là nhiều tác phẩm báo chí có chất lượng tốt, mang tính chiến đấu, tư tưởng chính trị cao, thể hiện rõ bản lĩnh chính trị, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, năng lực và kỹ năng nghề nghiệp của những người làm báo, đồng thời, chất chứa về một “Giấc mơ Huế”, về một Huế luôn luôn đổi mới và phát triển từng ngày.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ, việc đổi tên Giải Báo chí tỉnh Thừa Thiên Huế sau 12 năm thực hiện thành Giải Báo chí Hải Triều nhằm khẳng định sâu sắc hơn Thừa Thiên Huế là vùng đất văn hóa, lịch sử cách mạnh, là nơi sinh thành nhiều văn nhân kiệt xuất của dân tộc, những chí sĩ cách mạng kiên trung, trong đó Hải Triều (Nguyễn Khoa Văn) là một nhà báo cách mạng xuất sắc đại diện cho các thế hệ làm báo cách mạng.

Hai tác giả: Lê Thọ - Thái Bình (Báo Thừa Thiên Huế) đạt giải Nhất Giải Báo chí Hải Triều lần I - 2020 

“Việc đặt tên Giải Báo chí Hải Triều cũng nhằm tôn vinh, đề cao giá trị nhân văn, sự cống hiến của đội ngũ báo chí cách mạng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước; động viên khích lệ các thế hệ nhà báo hôm nay tiếp bước cha anh dấn thân trên con đường xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và phát triển quê hương, cũng như để nâng tầm Giải Báo chí tỉnh Thừa Thiên Huế tầm khu vực, quốc gia với mức giải thưởng cao, thu hút báo chí trong nước tham gia”, Chủ tịch UBND tỉnh chia sẻ.

“Trong thời gian tới, các phóng viên, nhà báo và các cơ quan quản lý, cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh cần tiếp tục phát huy những thành quả đạt được, đồng thời, khắc phục những hạn chế, tồn tại trong hoạt động báo chí; tăng cường công tác thông tin quảng bá hình ảnh con người, quê hương Thừa Thiên Huế; bám sát nhiệm vụ chính trị và các chương trình, đề án quan trọng của tỉnh; thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị; tiếp tục đồng hành cùng với Đảng bộ, chính quyền trong giai đoạn mới và cùng hướng tới mục tiêu đến năm 2025, xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo định hướng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan môi trường và thông minh như tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị ngày 10/12/2019 đã đề ra.

“Về phần mình, Thừa Thiên Huế sẽ chủ động, kịp thời hơn trong việc cung cấp nguồn thông tin chính thống về các vấn đề xảy ra trên địa bàn tỉnh, cũng như yêu cầu các sở, ngành, địa phương cần thực hiện tốt quy chế người phát ngôn; phối hợp chặt chẽ với cơ quan báo chí, truyền thông các cấp thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin tuyên truyền, cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin cho báo chí nhất là đối với những vấn đề xã hội bức xúc, nhạy cảm, dư luận quan tâm”, Chủ tịch UBND tỉnh – Phan Ngọc Thọ khẳng định.


Khen thưởng 5 tập thể, 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền thực hiện Đề án Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I Di tích Kinh thành Huế và công tác phòng, chống đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh

Dịp này, Hội Nhà báo Việt Nam tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam” cho 2 ông: Phan Thiên Định – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Bạch Chơn Đông – Giám đốc Sở Nội vụ và 5 hội viên thuộc Chi hội Nhà báo - Báo Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, UBND tỉnh khen thưởng 5 tập thể, 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền thực hiện Đề án Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I Di tích Kinh thành Huế và công tác phòng, chống đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

Qua các vòng sơ tuyển, chung khảo, Ban Giám khảo Giải Báo chí Hải Triều lần I - 2020 đã lựa chọn được 21/60 tác phẩm để trao giải, gồm:

1 giải Nhất: “Ngày Chủ nhật xanh: Xanh cả con đường, “xanh” cả lòng người”. Thể loại: phóng sự, báo điện tử, tác giả: Lê Thọ - Thái Bình (Báo Thừa Thiên Huế);

4 giải Nhì: “Xe “vua” lộng hành, trách nhiệm thuộc về ai?”. Thể loại: phóng sự truyền hình, tác giả Võ Công Tuấn – Nam Anh (Đài phát thanh & truyền hình tỉnh); “Mẹ Wantanabe”. Thể loại: phim tài liệu. Tác giả: Nguyễn Thy Hương – Nguyễn Văn Thanh (Trung tâm truyền hình Việt Nam khu vực miền Trung & Tây Nguyên); “20 năm lụt 99: Chuyện cũ không quên, bài học mãi còn”. Thể loại: phóng sự, báo điện tử. Tác giả: Nguyễn Thị Kim Oanh – Lê Quang Thiều – Nguyễn Ngọc Minh Quân (Báo Thừa Thiên Huế); “Tránh để di tích “rớt hạng” vì bảo tồn, trùng tu”. Thể loại: phản ánh, báo in. Tác giả: Lê Thị Thu Thủy (Báo Thừa Thiên Huế).

6 giải Ba: “Nỗi niềm phố cổ Bao Vinh”. Thể loại: phim tài liệu. Tác giả: Nguyễn Thanh Nhàn – Nguyễn Văn Thanh (Trung tâm truyền hình Việt Nam khu vực miền Trung & Tây Nguyên); “Bài toán Bạch Mã”. Thể loại: phóng sự truyền hình. Tác giả: Nguyễn Khoa Diệu Hà – Văn Thiện – Văn Thịnh (Đài phát thanh & truyền hình tỉnh); “Ngày ấy… sẽ trở lại”. Thể loại: phóng sự truyền hình. Tác giả: Đặng Đại Dinh – Nguyễn Thịnh (Đài phát thanh & truyền hình tỉnh); “Xe tải ung dung vượt chốt". Thể loại: phóng sự điều tra, báo điện tử. Tác giả: Nguyễn Quang Tám & nhóm PV miền Trung (Báo Người lao động); “Dòng sữa yêu thương”. Thể loại: phóng sự, báo in. Tác giả: Ngô Phú Giang (Báo Thừa Thiên Huế); “Đại di dân kinh thành Huế”. Thể loại: phóng sự, báo in. Tác giả: Nguyễn Văn Ngọc (Báo Tiền Phong).

10 giải Khuyến khích: “Sai phạm trong giao và quản lý rừng ở Phú Lộc”.Thể loại: phản ánh, báo in. Tác giả: Võ Đức Quang (Báo Thừa Thiên Huế); “Đưa Huế thành kinh đô ẩm thực”. Thể loại: phản ánh, báo in. Tác giả: Phạm Thị Minh Hiền (Báo Thừa Thiên Huế); “Đón cọc tre ngăn khai thác cát trên sông Bồ”. Thể loại: phản ánh, báo điện tử. Tác giả: Nguyễn Thanh Hải – Võ Đại Nhân (Báo Thừa Thiên Huế); “Ông Phan Ngọc Thọ và phút trải lòng về “Giấc mơ Huế”. Thể loại: ghi chép, báo điện tử. Tác giả: Bùi Ngọc Long (báo Thanh Niên); “Mallory Graves và màu xanh của Huế”. Thể loại: ký sự truyền hình. Tác giả: Đoàn Ngô Khánh Hà – Văn Thiện – Văn Thịnh – Nhã Kỳ (Đài phát thanh & truyền hình tỉnh); “Vén bức màn bí ẩn ma mị”. Thể loại: phóng sự, phát thanh. Tác giả: Nguyễn Nữ Tùng Ngân – Việt Anh – Mạnh Hùng (Công an tỉnh); “Cuộc sống của những Blouse trắng sau cánh cửa cách ly”. Thể loại: phán ánh, báo điện tử. Tác giả: Nguyễn Ngọc Do (Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh); “Thấy gì qua hàng loạt sai phạm trong lĩnh vực khoáng sản”. Thể loại: phóng sự truyền hình. Tác giả: Nguyễn Biên Cương – Tuấn Công (Đài phát thanh & truyền hình tỉnh); “Thừa Thiên Huế - Ai đã băm nát dòng suối Alin?”. Thể loại: phản ánh, báo điện tử. Tác giả: Vi Văn Thảo (Báo Lao động & Xã hội); “Tự hào mang họ Bác Hồ”. Thể loại: phim tài liệu. Tác giả: Đinh Thị Sen – Trần Hồng (Công an tỉnh).

Tin, ảnh: Hàn Đăng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hương Thủy luôn cởi mở, tiếp thu ý kiến từ báo chí

Ông Nguyễn Thanh Minh, Chủ tịch UBND TX. Hương Thủy đã bày tỏ tại buổi gặp mặt, cung cấp thông tin về thành tựu kinh tế - xã hội năm 2023 của thị xã vào chiều 26/1. Hơn 100 phóng viên, đại diện lãnh đạo các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh đã đến dự.

Hương Thủy luôn cởi mở, tiếp thu ý kiến từ báo chí
Gặp mặt phóng viên tác nghiệp tại Quần đảo Trường Sa

Sáng 3/1, tại TP.Cam Ranh (Khánh Hòa), Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tổ chức gặp mặt, quán triệt cho phóng viên, diễn viên đội nghệ thuật xung kích Hải quân và các lực lượng đi thăm chúc tết cán bộ, chiến sĩ, Nhân dân đang làm việc, sinh sống trên Quần đảo Trường Sa nhân dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, Đại tá Nguyễn Hữu Minh chủ trì buổi gặp mặt.

Gặp mặt phóng viên tác nghiệp tại Quần đảo Trường Sa
Tương lai nào cho chúng ta?

Nhà báo - nhà văn Julie Lardon phối hợp cùng Viện Pháp và NXB Kim Đồng, tổ chức workshop “Tương lai nào cho chúng ta?” tại Huế.

Tương lai nào cho chúng ta
Hướng đến một nền báo ảnh đa dạng

Ngày 25/8, Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức khóa tập huấn với nội dung “Hướng đến một nền báo ảnh đa dạng” tại Sơn La, cho gần 30 phóng viên và biên tập viên ảnh đến từ cơ quan báo chí khu vực miền bắc.

Hướng đến một nền báo ảnh đa dạng

TIN MỚI

Return to top