Giẫm đạp 717 người chết ở Mecca khởi phát từ khu ném sỏi
TTH.VN - Thêm một lần nữa thảm họa lại xảy ra tại Mecca. Hôm qua, ít nhất 717 người thiệt mạng và 863 người bị thương trong vụ giẫm đạp tại thánh địa linh thiêng của đạo Hồi.
|
Khu lều trại khổng lồ ở Mina dành cho người hành hương - Ảnh: Reuters |
Theo Reuters, Cơ quan Phòng vệ dân sự Saudi Arabia (CDS) cho biết sự hỗn loạn bùng phát tại “thành phố lều” Mina, cách thánh địa Mecca 5km. Đây là nơi người Hồi giáo tập trung nghỉ ngơi khi dự lễ hành hương Hajj tại Mecca
Nơi thực hiện nghi thức ném sỏi
Vụ giẫm đạp xảy ra ở Phố 204, một trong hai con đường huyết mạch dẫn từ Mina tới Jamarat, nơi người hành hương thực hiện nghi thức ném sỏi vào một trong ba bức tường đại diện cho quỷ dữ.
Các nhân chứng cho biết vụ giẫm đạp bắt đầu bên ngoài cầu Jamarat, nơi nghi thức ném sỏi được thực hiện.
Một nhóm người hành hương rời khu vực này va chạm với một nhóm khác di chuyển theo chiều ngược lại, dẫn tới thảm họa.
“Tất cả mọi người đều giẫm đạp lên nhau” - một người hành hương Sudan mô tả. Truyền hình chiếu cảnh vô số thi thể người hành hương mặc đồ trắng nằm la liệt trên đường.
Chính quyền Saudi Arabia triển khai hơn 200 xe cứu thương và 4.000 nhân viên cứu hộ tới hiện trường.
Trước đó, nhà chức trách đã huy động tới 100.000 cảnh sát để đảm bảo an ninh và kiểm soát các đám đông, nhưng vẫn không ngăn được sự cố.
CDS cho biết có rất nhiều người nước ngoài đã thiệt mạng và tổng số thương vong có thể sẽ gia tăng.
Saudi Arabia bị chỉ trích
Từ Tehran, một quan chức chính quyền Iran chỉ trích nhà chức trách Saudi Arabia đóng cửa hai con đường gần cầu Jamarat, dẫn đến thảm họa.
“Các quan chức Saudi phải chịu trách nhiệm. Vụ việc cho thấy sự quản lý yếu kém và thiếu quan tâm đến an toàn của người hành hương” - quan chức này nhấn mạnh.
Bộ Ngoại giao Iran cũng tuyên bố sẽ triệu tập đại diện ngoại giao Saudi Arabia ở Tehran để chất vấn.
Chính quyền Tehran cho biết 43 công dân nước này đã thiệt mạng. Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế Saudi Arabia Khaled al-Falih khẳng định chính đám đông người hành hương phải chịu trách nhiệm vì đã không tuân thủ các quy định mà nhà chức trách ban hành.
“Rất nhiều người không tôn trọng thời gian biểu chúng tôi đề ra. Nếu họ thực hiện các hướng dẫn thì tai nạn đã không xảy ra” - ông al-Falih thanh minh.
Dù vậy, nhiều người hành hương than phiền lễ Hajj năm nay được tổ chức khá lộn xộn, thiếu trật tự và nhiều người ở khu Jamarat đã bị mất nước và ngất xỉu trước khi vụ giẫm đạp xảy ra.
Cứ vào tháng 9 hằng năm, người Hồi giáo trên khắp thế giới lại đổ về thánh địa Mecca trong lễ hành hương Hajj. Đây là một trong những nghi lễ tôn giáo lớn nhất thế giới. Do đó, những rủi ro cũng luôn rình rập người hành hương.
Theo AFP, năm nay khoảng 2 triệu người tham dự lễ hành hương Hajj, bao gồm 1,4 triệu người nước ngoài. Đây là thảm kịch thứ hai trong lễ hành hương Hajj năm nay, sau vụ cần cẩu sập trong mưa gió hôm 11-9 ở đại thánh đường Mecca khiến 109 người thiệt mạng.
Trong nhiều năm, hàng loạt vụ giẫm đạp và hỏa hoạn liên tục xảy ra tại các lễ Hajj. Tháng 1-2006, một vụ giẫm đạp xảy ra khi người hành hương thực hiện nghi thức ném sỏi khiến 364 người thiệt mạng.
Khi đó chính quyền Saudi Arabia bắt đầu đầu tư hàng tỉ USD để nâng cấp hạ tầng lễ hành hương Hajj và áp dụng các công nghệ kiểm soát đám đông.
Năm 2014, chính quyền Saudi Arabia đã giảm số người được phép tới hành hương vì lý do an toàn liên quan đến việc xây dựng và mở rộng đại thánh đường.
An ninh được thắt chặt xung quanh thành phố Mecca nhằm ngăn chặn những người đến hành hương mà không có giấy phép.
Thảm họa tồi tệ nhất xảy ra hồi năm 1990, khi 1.426 người hành hương thiệt mạng trong vụ giẫm đạp ở một đường hầm gần Mecca.
|
Các nạn nhân đang được cấp cứu sau vụ giẫm đạp - Ảnh: Reuters |
|
Cấp cứu người bị nạn - Ảnh: Reuters |
Theo Tuổi Trẻ
- Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay (17/05)
- Hội Hữu nghị Lào-Việt Nam: Cầu nối phát triển mối quan hệ hai nước (17/05)
- Campuchia: Du khách chưa tiêm phòng COVID-19 vẫn phải cách ly bảy ngày (17/05)
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ (17/05)
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế (17/05)
- Thủ tướng Pháp từ chức (17/05)
- Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì đẩy nguy cơ lạm phát lương thực toàn cầu tăng cao (16/05)
- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào (16/05)
-
Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ
- Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau
- Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam Á
- Hơn 45 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hàng không Changi
- Thế giới đang tiến "gần hơn" đến ngưỡng tăng nhiệt độ 1,5 độ C
-
Nhiều kỳ vọng & cam kết
- Châu Âu sau dịch và quy tắc nhập cảnh đối với du khách quốc tế
- Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ
- WHO: Số ca nhiễm COVID-19 toàn cầu đã giảm 12% trong tuần qua
- Thái Lan: Du lịch khởi sắc, nhưng sự phục hồi kinh tế vẫn bị đe doạ bởi lạm phát
- Hoàn tất công tác chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ
- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào
- Tổng thống Biden: quan hệ Mỹ - ASEAN bước sang 'kỷ nguyên mới'
- Nhật Bản có kế hoạch nâng giới hạn nhập cảnh lên 20.000 người/ngày
- Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch thường trực Thượng viện Hoa Kỳ