ClockThứ Hai, 05/05/2014 11:18

Giảm đô la hóa, tăng niềm tin vào VND

TTH - Dù đôi lúc USD ngoài thị trường tự do có nhỉnh hơn chút ít so với trong hệ thống ngân hàng nhưng chỉ tạo “sóng” trong vài ngày rồi lại trở về bình thường. Tâm lý găm giữ ngoại tệ chờ điều chỉnh “ăn” chênh lệch luôn thường trực với người dân và giới đầu cơ dường như không còn.
Ông Ngô Văn Vinh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Thừa Thiên Huế phân tích: Vài năm trước, biến động tỷ giá là một trong những “thủ phạm” gây khó khăn đối với điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước và nó cũng tác động làm ảnh hưởng tới sự bất ổn của nền kinh tế. Việc điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước do nhiều nguyên nhân, với những mục tiêu khác nhau, tùy từng thời kỳ. Nhưng, bất cứ lần điều chỉnh tỷ giá nào cũng gây sức ép đến lạm phát.

Kiểm đếm USD ở Techcombank Huế

 
Còn nhớ gần cuối năm 2009, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá USD/VND tăng thêm hơn 5,4%; đến đầu tháng 2-2010, tỷ giá được điều chỉnh thêm hơn 3,3%. Một năm sau, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 18,9 ngàn VND lên 20,6 ngàn VND/USD, tăng hơn 9%. Đây là mức tăng kỷ lục, khiến lạm phát tính theo năm trong 2010 khoảng hơn 11% tăng lên mức kỷ lục gần 18,6% vào năm 2011. Lần điều chỉnh này đánh dấu sự thay đổi cách điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước. Trước hết, đó là luôn luôn đưa ra thông điệp rõ ràng đối với điều chỉnh tỷ giá ngay từ đầu năm.
Gần đây nhất, năm 2013, Ngân hàng Nhà nước đưa ra thông điệp điều chỉnh từ 1 - 3%, nhưng cũng chỉ điều chỉnh 1% vào giữa năm. Theo bà Thân Thị Hoan, Giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương - Chi nhánh Huế, có những thời điểm tỷ giá chịu áp lực tăng nhưng chủ yếu do yếu tố tâm lý, sau khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện đồng bộ các biện pháp thì tỷ giá đã ổn định trở lại. Tâm lý găm giữ ngoại tệ được đẩy lủi một bước, hoạt động của thị trường tự do bị thu hẹp, tình trạng đô la hóa giảm, lòng tin vào VND được nâng cao.
Theo phân tích của các chuyên gia ngân hàng, điểm đặc biệt trong điều hành chính sách tiền tệ nói chung và riêng với tỷ giá là từ đầu năm 2013 đến nay, Ngân hàng Nhà nước sử dụng nghiệp vụ thị trường mở (OMO) thường xuyên và mạnh mẽ với tần suất liên tục. Bằng công cụ này, không những Ngân hàng Nhà nước điều hành cung tiền hợp lý mà còn hỗ trợ hiệu quả để giữ tỷ giá ổn định. Vào những thời điểm các ngân hàng thương mại có dư thanh khoản mua vàng, mua USD thì Ngân hàng Nhà nước hút tiền về bằng cách bán tín phiếu ra để thu hút tiền vào. Khi đó, các ngân hàng thương mại không còn dư để mua USD nữa. Thậm chí trong quý I-2014, nhiều ngân hàng thương mại còn bán USD cho Ngân hàng Nhà nước.
Về phía doanh nghiệp có nhu cầu ngoại tệ, theo ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Công ty cổ phần Sợi Phú Thạnh (một trong những doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực xuất khẩu ở Khu công nghiệp Phú Bài), so với vài năm về trước, nguồn USD cho vay các doanh nghiệp làm hàng xuất nhập khẩu đã “dễ chịu” hơn rất nhiều. Điều này hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp trong việc cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu. Còn với người dân, tâm lý găm giữ ngoại tệ đã không còn và gần như trong “rổ” đầu tư thì USD đang yếu thế nhất.
Với thông điệp mạnh mẽ, rõ ràng, khiến cho tâm lý găm giữ ngoại tệ chờ điều chỉnh “ăn” chênh lệch luôn thường trực với người dân và giới đầu cơ trước đây đã không còn. Chợ đô la trên phố Trần Hưng Đạo. Mai Thúc Loan... không còn nhộn nhịp như trước đây, dù đôi lúc USD ngoài thị trường tự do có nhỉnh hơn chút ít nhưng chỉ tạo sóng về tâm lý trong vài ngày rồi lại trở về bình thường...
Bạch Quang
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Trước những chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đơn vị liên quan đã có nhiều hoạt động phối hợp tăng cường kiểm tra các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng. Theo đó, chênh lệch giữa giá vàng thế giới và trong nước đã dần thu hẹp.

Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng
Hoãn đấu thầu vàng: Doanh nghiệp không mặn mà hay đang 'nghe ngóng'?

Do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc đúng quy định nên Ngân hàng Nhà nước đã hủy thông báo đấu thầu vàng vào 10h sáng nay (ngày 22/4); đồng thời, công bố sẽ triển khai đấu thầu vàng miếng vào sáng mai, thứ Ba, 23/4.

Hoãn đấu thầu vàng Doanh nghiệp không mặn mà hay đang nghe ngóng

TIN MỚI

Return to top