ClockThứ Năm, 26/08/2021 06:30

Giảm khó cho phụ huynh trong đầu năm học

TTH - Dịch COVID-19 hoành hành khiến nhiều phụ huynh giảm thu nhập, thậm chí mất việc làm. Tuy nhiên, khi năm học mới bắt đầu với nỗi lo cũ chồng nỗi lo mới trên vai khiến phụ huynh nhọc nhằn hơn khi phải gồng gánh nhiều khoản chi phí cho con khi nhập học.

Khai giảng trực tuyến, ưu tiên học sinh đầu cấpĐề nghị các địa phương tiếp nhận học sinh từ vùng dịch về quê học tập

Mức học phí vẫn giữ nguyên để giảm áp lực cho phụ huynh

Lo mùa tựu trường

Năm học mới, nhiều khoản tiền phải lo; trong đó, tiền học phí, tiền sách giáo khoa, cơ sở vật chất, đồng phục… là những khoản chi phí lớn nhất. Tuy nhiên, dịch bệnh, phong tỏa, giãn cách khiến nhiều phụ huynh mất việc làm, thu nhập giảm, nhà có 2 con đi học là bài toán đau đầu cho nhiều gia đình. Chị Đỗ Diệu Hạnh, lao động tự do cho biết, mấy tháng nay tôi không có việc làm ổn định nên chưa bao giờ thấy lo cho các con vào năm học mới như bây giờ. Cả hai đứa học đầu cấp, tằn tiện lắm cũng mất 5 - 6 triệu đồng cho các khoản mua sắm sách vở, áo quần... đầu năm học. Khi đi học trở lại, chị có thêm nỗi lo khác, biết lấy đâu ra tiền để mua xe đạp cho con khi năm nay con học đầu cấp.

Đặt niềm tin vào nhà trường và các nhà hảo tâm, chị Hạnh mong mỏi có chính sách hỗ trợ con em trong năm học mới. Câu chuyện của chị Hạnh cũng là nỗi lo của nhiều gia đình trong thời buổi dịch bệnh. Không đủ tiền để sắm sửa cho con, nhiều người đánh tiếng xin sách giáo khoa, áo quần, xe đạp và cả máy tính cũ từ rất sớm.

Chưa bao giờ tôi thấy tình trạng quyên góp đồ dùng học tập tặng học sinh có hoàn cảnh khó khăn lại nhiều như lúc này. Chị Nguyễn Thị Giang, buôn bán nhỏ ở chợ Phước Vĩnh, TP. Huế kể: Con bé nhà tôi năm nay lên lớp 10. Tôi đang lo sốt vó khi không biết lấy đâu ra tiền để may áo quần cho con, ít nhất là phải có quần xanh áo trắng và 1 bộ áo dài để đến trường. Cũng may, các chị ở tổ phụ nữ đã đến tận nhà hỗ trợ áo quần, sách vở cho cháu. Cũ người nhưng mới ta, mừng lắm.

Giảm gánh nặng cho phụ huynh

Không chỉ có sách, vở, quần áo, dụng cụ học tập… ngay đầu năm học, phụ huynh sẽ phải đóng tiền cơ sở vật chất, phí vệ sinh, tiền ăn bán trú, bảo hiểm y tế...Chưa kể khi họp Hội cha mẹ học sinh còn được đề xuất thêm tiền gắn máy lạnh phòng học, tivi, tiền điện (sử dụng máy lạnh), tiền quỹ lớp và cả một số đóng góp khác. Lo nhất liệu có  xảy ra tình trạng lạm thu ở các trường?

 Mức học phí vẫn giữ nguyên để giảm áp lực cho phụ huynh

Về vấn đề này, ngành giáo dục đã hướng dẫn cụ thể  các trường thu học phí và các khoản thu khác vào đầu năm mới.Thầy giáo Lê Thanh Sơn, Hiệu trưởng Trường tiểu học Trường An (TP. Huế) cho biết: Trường chỉ được phép thu học phí theo quy định của UBND tỉnh, mức thu học phí tùy vào từng cấp học. Tuy nhiên, những khoản thu này khi tiến hành thu nhà trường phải có sự đồng thuận và tự nguyện của phụ huynh; đồng thời, giãn thời gian thu các khoản tiền đầu năm học, không tổ chức thu gộp nhiều khoản trong cùng một thời điểm. Bởi, không phải phụ huynh nào cũng có thể dễ dàng đóng một lần tất cả các chi phí đầu năm học cho con em mình.

Cũng theo quy định, ở các trường tư thục, việc đóng học phí cũng phải theo thỏa thuận, nguyên tắc lấy thu bù chi. Còn các trường công lập, học phí năm nay vẫn giữ nguyên. Các trường sẽ không thay đổi đồng phục học sinh trong năm học mới… Quản lý và sử dụng quỹ phụ huynh cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Do đó, một số phòng giáo dục đã đề nghị các trường khuyến cáo đến hội cha mẹ học sinh trong năm học tới không tổ chức vận động quỹ phụ huynh nếu không thật sự cần thiết. Các nhà trường nếu cần, phải tổ chức vận động tài trợ đúng theo quy định.Tất cả nhằm giảm gánh nặng cho phụ huynh trước tình hình dịch COVID-19 phức tạp, kéo dài.

Có dịp đến các trường vùng ven mới thấy, mỗi khi vào năm học mới, nhiều trường đã khuyến khích học sinh sử dụng sách giáo khoa cũ, đồng phục năm học trước cho năm học mới để giảm bớt tiền mua sắm của phụ huynh. Những học sinh có hoàn cảnh khó khăn còn được nhà trường vận động các nguồn tài trợ để hỗ trợ thêm, giúp học sinh bước vào năm học mới một cách trọn vẹn. Nhiều trường phải chịu khó chia các khoản đóng của phụ huynh như bảo hiểm y tế, đồng phục, bán trú, xây dựng trường… để thu nhiều lần. Thậm chí, tiền ăn bán trú cũng được góp theo tuần. Vẫn biết là thêm việc cho giáo viên chủ nhiệm, nhưng đây cũng là một cách giảm khó cho phụ huynh khi dịch COVID-19 vẫn đang còn phức tạp.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó
Giúp người dân hình thành các hành vi sức khoẻ

Sáng 10/4, tại Trạm Y tế phường Thuỷ Biều, TP. Huế, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế phối hợp với Tổ chức Arpan Global, Hoa Kỳ tổ chức ngày hội sức khoẻ (Health Fair) năm 2024.

Giúp người dân hình thành các hành vi sức khoẻ
Return to top