ClockChủ Nhật, 25/07/2021 06:01

Giảm lãi suất chỉ là điều kiện cần

Giảm lãi suất cho vay nhưng không hạ chuẩn tín dụngLãi suất huy động tăng, nhưng không đột biến

Một loạt các ngân hàng thương mại vừa điều chỉnh giảm lãi suất cho vay từ 1-2%/năm đối với các khoản vay hiện hữu. Trong đó, Vietcombank giảm 1%/năm, lãi suất cho khách hàng thuộc 9 nhóm ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng do dịch bệnh; Agribank giảm tiếp 1% lãi suất cho vay đối với dư nợ cho vay ngắn hạn có lãi suất từ 5%/năm trở lên và dư nợ cho vay trung, dài hạn có lãi suất từ 7%/năm trở lên. Ước tính, với việc tiếp tục giảm lãi suất lần này, Agribank dành khoảng 5.500 tỷ đồng để hỗ trợ khách hàng. Vietinbank cũng giảm 1,0%/năm lãi suất cho vay đối với các khoản dư nợ hiện hữu và giải ngân mới của khách hàng. Với việc giảm lãi suất lần này, Vietinbank dự kiến con số hỗ trợ tiền lãi, phí 6 tháng cuối năm cho khách hàng hơn 2.000 tỷ đồng và cả năm hơn 6.000 tỷ đồng. Ngoài ra, một loạt các ngân hàng thương mại cổ phần khác như Sacombank, HDBank, VIB, TPBank… cũng đang triển khai chương trình giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh từ 1-1,5%/năm. Riêng BIDV giảm tới 2%/năm lãi suất cho vay đối với một số nhóm khách hàng khó khăn chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, như các lĩnh vực: Lưu trú, nhà hàng, khách sạn, vận tải..., với tổng nguồn lực hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trong năm 2021 hơn 6.100 tỷ đồng.

Giảm lãi suất cho vay là cần thiết, song phải đi kèm với các giải pháp căn cơ khác mới giúp doanh nghiệp phục hồi và phát triển

Có thể thấy, việc giảm lãi suất cho vay trong bối cảnh dịch COVID-19 ngày càng phức tạp, nhiều doanh nghiệp không thể hoạt động sản xuất và đứng bên bờ vực phá sản như hiện nay là động thái cần thiết, thể hiện sự chia sẻ rất thiết thực giữa ngành ngân hàng với doanh nghiệp. Theo một chuyên gia về lĩnh vực tài chính-ngân hàng, việc giảm lãi suất cho vay từ 1-2% của các ngân hàng trong 6 tháng cuối năm sẽ khiến ngành này mất đi khoảng 50% lợi nhuận so với năm 2020, tương đương khoảng 96.000 tỷ đồng. Đây quả thật là con số không hề nhỏ, bởi ngân hàng cũng là doanh nghiệp, khi giảm lãi suất cho vay cũng tương đương với việc cổ đông, cán bộ, nhân viên… sẽ giảm thu nhập, cổ tức do lợi nhuận giảm. Vì thế, muốn giảm lãi suất, họ phải có sự đồng thuận của cổ đông.

Song, cũng cần thấy rằng, hiện nay chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động khá lớn. Hiện vẫn còn rất nhiều khoản vay có lãi suất từ 8-9%/năm, trong khi lãi suất huy động chưa bao giờ giảm đến mức thấp như hiện nay. Những gói huy động ngắn hạn chỉ dao động từ 3,8-4,5%/năm, với thời hạn gửi từ 1-6 tháng… Nếu bù trừ chênh lệch thì rõ ràng, ngành ngân hàng vẫn có lợi nhuận. So với rất nhiều doanh nghiệp khác, phải ngừng hoạt động, phá sản…, người lao động mất việc, thất nghiệp, nợ bảo hiểm… với con số kỷ lục 100.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường trong năm 2020, thì ngân hàng vẫn đang là lĩnh vực có sự tăng trưởng tốt, khi lao động vẫn có việc làm, có thu nhập ổn định.

Có thể mọi so sánh đều khập khiễng, nhất là giữa ngành này với ngành kia, giữa lĩnh vực này với lĩnh vực khác. Bởi, xét ở khía cạnh tích cực thì việc giảm lãi suất cho vay của các ngân hàng đã góp phần cùng với Chính phủ, chính quyền chung tay tháo gỡ khó khăn nhằm phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, để ít nhất là giúp doanh nghiệp cầm cự qua mùa dịch, chỉ giảm lãi suất thôi chưa đủ, mà cần thêm nhiều giải pháp căn cơ khác, như chính sách về tài khóa, thuế, phí, an sinh xã hội, tiền lương... Bởi doanh nghiệp là “xương sống” của nền kinh tế. Chỉ khi doanh nghiệp ăn nên làm ra thì nền kinh tế mới nhanh phục hồi, phát triển và ngân hàng mới có đối tác để hợp tác sau này.

Bài, ảnh: TÂM HUỆ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm bền vững

Ngày 15/3, UBND tỉnh phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Việc làm, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Trung tâm Lao động ngoài nước, thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), cùng các sở, ban, ngành, đơn vị, doanh nghiệp... liên quan trên địa bàn tổ chức hội nghị "Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và giải quyết việc làm bền vững".

Giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm bền vững
Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai

Sáng 14/3, Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tổ chức hội thảo phổ biến hướng dẫn các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa, Nghị định 80/2021/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn thi hành.

Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai
Những sáng kiến làm lợi cho doanh nghiệp

Đam mê công việc, gắn bó trực tiếp với sản xuất, nhiều người lao động đã cho ra đời những sáng kiến mang lại giá trị thực cho đơn vị, doanh nghiệp (DN).

Những sáng kiến làm lợi cho doanh nghiệp
Cần mục tiêu cụ thể để giảm lượng khí thải từ hoạt động bay của doanh nghiệp

Tạp chí Bloomberg ngày 12/3 trích dẫn một báo cáo mới từ tổ chức phi lợi nhuận Giao thông & Môi trường (T&E) cho hay, hầu hết các doanh nghiệp lớn nhất trên thế giới đều không đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng, nhằm làm giảm lượng khí thải từ hoạt động bay của các nhân viên trong doanh nghiệp.

Cần mục tiêu cụ thể để giảm lượng khí thải từ hoạt động bay của doanh nghiệp
Giá vé máy bay tăng, doanh nghiệp lo khó làm tour nội địa

Nhiều doanh nghiệp lữ hành đang lo ngại về thị trường tour nội địa, khi trần giá vé máy bay nội địa điều chỉnh tăng từ ngày 1/3/2024. Nỗi lo lớn nhất là lượng khách nội địa sẽ sụt giảm khi sắp vào mùa du lịch và doanh nghiệp cũng dè dặt hơn trong việc “ôm” vé giá rẻ như mọi năm.

Giá vé máy bay tăng, doanh nghiệp lo khó làm tour nội địa

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top