ClockThứ Hai, 01/04/2013 05:50

Giảm lượng, tăng chất

TTH - Hiện nay, hàng trăm nghìn học sinh lớp 12 trong cả nước đang bước vào chặng đua nước rút vừa chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), vừa chuẩn bị cho kỳ thi đại học. Bên cạnh nỗi lo “vượt vũ môn”, việc chọn trường nào, ngành nào để tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp mới thực sự là mối quan tâm của các em và cả gia đình.

Trên chương trình thời sự VTV1 mới đây, ông Nguyễn Văn Áng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ GD&ĐT cho biết: “Gần 70% số sinh viên sau khi tốt nghiệp làm việc không đúng ngành nghề đào tạo thực sự đúng là con số khiến chúng ta phải giật mình”. Tại Thừa Thiên Huế, tình trạng này cũng không phải là ngoại lệ. Theo số liệu của Sở Lao động, Thương binh và xã hội, toàn tỉnh có trên 45 nghìn người có trình độ đại học, chưa kể hàng năm các trường đại học trên địa bàn cung cấp hàng chục nghìn lao động có trình độ đại học, cao đẳng. Ngoại trừ hơn một nửa người ngoại tỉnh sau khi tốt nghiệp về quê, số cử nhân còn lại bổ sung hàng năm không phải là ít. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, tìm được việc làm đúng với ngành đào tạo, có thu nhập đảm bảo cuộc sống là một hành trình gian nan khó hơn cả thi vào đại học đối với các tân cử nhân. Chưa kể, để có một chân biên chế trong các cơ quan Nhà nước thì càng khó gấp bội phần. Theo Dân Trí, đợt thi tuyển công chức, viên chức mới đây của tỉnh, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ có 4 chỉ tiêu nhưng có 45 đơn nộp, tỷ lệ chọi hơn 1/11; Sở Tài chính có 6 chỉ tiêu thì có 60 hồ sơ nộp, tỷ lệ 1/10... Bởi vậy, không ít cử nhân để không rơi vào cảnh thất nghiệp đành phải chấp nhận “thất nghề”, với những công việc lao động chỉ cần trình độ phổ thông.

Việc đào tạo cứ đào tạo; người tốt nghiệp ra trường không tìm được việc làm lại tăng thêm gây bức xúc không chỉ của những người trong cuộc, mà còn tạo gánh nặng của cả xã hội. Để tránh sự lãng phí chất xám, các trường, các ngành và đặc biệt Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải nhìn nhận đúng trách nhiệm của mình trong việc phối hợp với các ngành liên quan để có kế hoạch đào tạo phù hợp. Tuy có nhiều ý kiến khác nhau về thực trạng trên, nhưng nhìn vào thực tế ai cũng phải thừa nhận việc đào tạo đại học của chúng ta đang nhiều hơn nhu cầu. Vì vậy, trong khi chờ những giải pháp đồng bộ, việc giảm chỉ tiêu và nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng nhu cầu của xã hội là việc cần sớm thực hiện.

Hoàng Giang
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thăm và tặng quà cho các gia đình chiến sĩ Điện Biên

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), ngày 24/4, UVTV Tỉnh uỷ, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Huế Phan Thiên Định cùng lãnh đạo thành phố đã đến thăm và tặng quà cho các gia đình chiến sĩ, thanh niên xung phong trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thăm và tặng quà cho các gia đình chiến sĩ Điện Biên
Gần 500 đoàn viên công đoàn được tập huấn nghiệp vụ

Sáng 24/4, Công đoàn Đại học Huế tổ chức hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt, thực hiện Nghị quyết đại hội Công đoàn các cấp nhiệm kỳ nhiệm kỳ 2023- 2028 và tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động công đoàn.

Gần 500 đoàn viên công đoàn được tập huấn nghiệp vụ
Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân

Sáng 24/4, tại Khu công nghiệp huyện Phong Điền, Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024 với chủ đề "Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng" và Tháng Công nhân với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết".

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân
Return to top