ClockThứ Bảy, 24/10/2015 07:44

Giảm nghèo bền vững - Những mô hình hiệu quả

TTH - Sau 5 năm thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, tỷ lệ  hộ nghèo từ 11,16% giảm còn 4,5%.
Phát triển nghề truyền thống cũng là cách thoát nghèo ở A Lưới

Xây dựng các mô hình hiệu qu

Không đầu tư, hỗ trợ dàn trải, chương trình giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội đã triển khai có hiệu quả ở các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao. Người nghèo được hỗ trợ vốn, đất sản xuất, kỹ thuật và xây dựng trên 110 mô hình sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản… phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Cái khó trong công tác giảm nghèo ở các huyện miền núi là thay đổi tập quán canh tác của đồng bào. Nhiều lớp tập huấn, chuyển giao vừa kết thúc cũng là lúc bà con lại quay về tập quán cũ. Theo anh Nguyễn Đức Phú, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện A Lưới, phương thức bắt tay chỉ việc được sử dụng quyết liệt, xem như đòn bẩy để thoát nghèo. Cán bộ khuyến nông, khuyến lâm luôn sát cánh cùng bà con dân bản để hướng dẫn kỹ thuật thâm canh, tăng vụ, phát triển kinh tế; chuyển giao các loại giống lúa mới cho năng suất cao, giống ngô cho nhiều hạt đến từng hộ gia đình. Nhà nước cũng hỗ trợ 50% con giống và 100% phân bón, số còn lại vận động người dân góp công, góp của để cùng giảm nghèo. Thế nên, ở các xã Hồng Thuỷ, Nhâm, Hồng Bắc và A Ngo (A Lưới) đã xây dựng mô hình trồng trên 10 ha chuối hàng hoá. Xã A Đớt có mô hình trồng trên 30 ha cây cao su. Hồng Thái, Hồng Hạ xây dựng 15 ha phát triển kinh tế rừng. Hồng Thượng, Hồng Trung, Đông Sơn đầu tư gần 30 ha thâm canh lúa nước. Mô hình phát triển chăn nuôi lợn thịt, lợn nái, gà, cá rô phi được xây dựng ở các xã Hương Nguyên, Hồng Vân, Hồng Trung, Bắc Sơn…

Đồng bào dân tộc, miền núi đã biết chủ động trong công tác tạo đất sản xuất, lập vườn, rừng kinh tế, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Các vùng cà phê ở A Lưới, cao su ở Nam Đông, Hương Trà, Phong Điền… từng bước chú trọng đầu tư mang lại hiệu quả. Không còn cảnh sản phẩm của người dân khó bán, giá cả bấp bênh do giao thông trắc trở. Bởi lẽ, trong vòng 5 năm, toàn tỉnh đầu tư xây dựng 247 công trình giao thông, thuỷ lợi, nước sinh hoạt, trong đó, tăng thêm khoảng 50 km đường giao thông nông thôn, đường thôn bản được bê tông hoá. Ở các vùng quê, hoa màu của bà con được các thương lái vào tận vùng sản xuất để thu mua. Điện lưới cũng vào tận từng nhà, bà con mua sắm ti vi, xem thời sự để biết thêm cách làm ăn hiệu quả ở nhiều nơi...Trước đây mỗi ha vườn ở A Đen (Hương Hữu, Nam Đông) chỉ cho thu nhập khoảng hơn 10 triệu đồng/năm, nay đã tăng lên trên 40 triệu đồng/năm. Riêng các cây cao su, cau, bí đao, mướp đắng, xà lách... đem lại thu nhập từ 50 triệu đến trên 100 triệu đồng/ha. Ông Trần Văn Ươi, sống ở thôn A Đen, cho biết: “Từ khi có Chương trình 135, đời sống bà con thôn A Đen thay đổi. Ngày trước, gia đình tôi chỉ trồng một sào mía, một sào rau và hai sào vườn cây ăn quả. Từ khi đường sá thuận lợi, giá cả nông sản ổn định và tăng cao, gia đình tôi đã mở rộng diện tích và yên tâm trong việc tiêu thụ sản phẩm”.

Huy động mọi nguồn lực

Trong vòng 5 năm 2011 – 2015, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã đầu tư trên 316 tỷ đồng cho các công trình. Ngoài ra, có trên 57.000 lượt hộ nghèo được vay vốn ưu đãi trên 794 tỷ đồng để phát triển kinh tế gia đình. Số lao động thuộc hộ nghèo được đào tạo nghề ngắn hạn miễn phí gần 1.500 lao động, trong đó, có trên 1.260 lao động có việc làm. Theo kết quả tổng điều tra giai đoạn 2011, tổng số hộ nghèo là 28.003 hộ (tỷ lệ 11,16%), dự kiến cuối năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 4,5%, tương ứng khoảng 12.500 hộ nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh trong 5 năm bình quân giảm 1,34% (tương ứng giảm 15.703 hộ nghèo), khoảng cách chênh lệch về nghèo giữa các vùng, các địa phương ngày được thu hẹp. Chính nỗ lực đó, Thừa Thiên Huế được Trung ương công nhận là một trong những tỉnh thực hiện công tác xoá đói, giảm nghèo có hiệu quả và trở thành điểm sáng về thực hiện công tác xoá nhà ở tạm cho đồng bào dân tộc thiểu số, các hộ nghèo đặc biệt khó khăn trong cả nước.

Ông Nguyễn Thanh Kiếm, Giám đốc Sở Lao động TB&XH nhận định: Các vấn đề cơ bản, bức xúc nhất đối với hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số như nhà ở, đất ở, y tế, giáo dục...đã được quan tâm giải quyết, đáp ứng được yêu cầu của nhân dân. Phương thức xoá đói giảm nghèo đã được đổi mới phù hợp với chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo. Người nghèo có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản; tăng việc làm, thu nhập và cải thiện đời sống. Chất lượng cuộc sống của người dân ở các xã nghèo được nâng cao, nhất là nhóm hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi và phụ nữ.

Công tác giảm nghèo giai đoạn 2011-2015 vẫn còn một số bất cập. Số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình khó khăn và số thôn, xã đặc đặc biệt khó khăn còn nhiều. Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo toàn tỉnh tập trung chủ yếu ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nên rất khó khăn đối với công tác giảm nghèo. Một số địa phương khi xây dựng chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm thấp, không phù hợp với chỉ tiêu của tỉnh. Nguồn lực của địa phương, hộ nghèo tham gia đối ứng cùng với ngân sách hỗ trợ thấp hoặc chưa có. Một số chính sách ban hành có mức đầu tư thấp, đa phần mang tính hỗ trợ về an sinh xã hội. Trình độ dân trí của người dân còn thấp, ý thức tự lực vươn lên trong cuộc sống của một bộ phận hộ nghèo chưa cao, vẫn còn tồn tại một số suy nghĩ không muốn thoát nghèo để hưởng cơ chế, chính sách. Vai trò của chính quyền và các hội, đoàn thể ở một số địa phương chưa phát huy và thực sự là chỗ dựa cho người nghèo.

Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo dẫn đến xoá nghèo bền vững trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh đã có kế hoạch huy động các nguồn vốn dự kiến đầu tư khoảng 2.500 tỷ đồng. Chính sách hỗ trợ sản xuất, đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập sẽ được đẩy mạnh. Dự án định canh định cư để hỗ trợ người dân ở các địa bàn đặc biệt khó khăn sẽ được chú trọng. Mở rộng chương trình quân dân y kết hợp; xây dựng mô hình giảm nghèo gắn với an ninh quốc phòng để hỗ trợ sản xuất, tạo thu nhập cho người nghèo trên địa bàn biên giới. Mặt khác, cần đẩy mạnh các hoạt động trợ giúp người nghèo phát triển sản xuất, tạo và tăng nhanh thu nhập, vượt nghèo vươn lên khá giả và làm già; tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội công bằng và chất lượng đặc biệt là về y tế, giáo dục, nước sạch và nhà ở...

Bài, ảnh: Huế Thu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Sáng 24/4, tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương đã tham dự buổi họp trực tuyến với Chính phủ về sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) quý I, nhiệm vụ quý II năm 2024. UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng chủ trì hội nghị.

Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Tăng cung để hạ nhiệt giá vàng

3.400 lượng vàng đã trúng thầu trong phiên đấu thầu vàng đầu tiên sau 11 năm tạm ngừng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ghi nhận trên thị trường, giá vàng đã giảm khá mạnh do ảnh hưởng từ thị trường thế giới cũng như thông tin về đấu thầu vàng miếng thành công.

Tăng cung để hạ nhiệt giá vàng
Chương trình Phát triển các đô thị loại II: Nhiều gói thầu “gặp khó” mặt bằng

Nhiều hạng mục công trình thuộc các gói thầu của Dự án Chương trình Phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - DA thành phần Thừa Thiên Huế (gọi tắt DA đô thị xanh) bị “đứng hình” do bế tắc hoặc gặp khó trong công tác giải phòng mặt bằng (GPMB), dẫn đến công trình chậm tiến độ kéo dài.

Chương trình Phát triển các đô thị loại II Nhiều gói thầu “gặp khó” mặt bằng
Return to top