ClockThứ Ba, 16/10/2018 17:58

Giảm phát thải từ việc lồng ghép các nhóm giải pháp ngoài lâm nghiệp

TTH - Trong bối cảnh chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ và nhằm tăng cường sự tham gia hiệu quả của các bên liên quan cho việc thực hiện Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh (PRAP) và Chương trình giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ (ER-P), đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của nhiều cấp chính quyền, sự tham gia của nhiều cơ quan, ban ngành liên quan.

Đẩy mạnh thực thi sáng kiến REDD+Ngoài chi trả bằng tiền, REDD+ còn nỗ lực tăng số & chất lượng rừng

Cán bộ dự án phối hợp cùng kiểm lâm địa bàn phổ biến thông tin và lấy ý kiến từ các bên liên quan

Thời gian qua, Dự án FCPF-2 (Dự án Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực REDD+) Thừa Thiên Huế hỗ trợ tổ chức các cuộc hội thảo tham vấn các bên liên quan về các hoạt động can thiệp từ góc độ ngoài lâm nghiệp. Kết quả tham vấn tại các huyện A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, Phú Lộc, TX. Hương Trà, TX. Hương Thủy, Quảng Điền, Phú Vang đã xác định ngoài các nguyên nhân trực tiếp gây mất rừng, suy thoái rừng đã xác định các nguyên nhân gián tiếp có ảnh hưởng không nhỏ đến việc làm gia tăng lượng phát thải khí nhà kính.

Những nguyên nhân được kể đến là sự bất cập của khung chính sách, thể chế của nhà nước như nội dung chính sách về cải tạo rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang trồng cao su và cây nông nghiệp khác, chồng chéo trong thực thi quy hoạch ba loại rừng; sản xuất nông nghiệp kém bền vững; giao đất giao rừng đặc biệt chuyển giao đất có nguồn gốc nông lâm trường về cho địa phương quản lý; vấn đề sinh kế người dân sống gần rừng, rủi ro thiên tai, dân số, đói nghèo…

Ban quản lý Dự án FCPF-2 tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổng hợp các nhóm giải pháp ngoài ngành lâm nghiệp và lồng ghép vào bản điều chỉnh PRAP, thông qua các nhóm hoạt động cơ bản.

Thứ nhất là nhóm các hoạt động nhằm giảm mất rừng và suy thoái rừng; bảo tồn, tăng cường trữ lượng cacbon rừng; hướng tới hoàn thiện các yếu tố sẵn sàng thực hiện REDD+.

Dự án đã và đang phối hợp cùng các bên liên quan tiếp tục rà soát điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng theo hướng phát thải thấp đảm bảo duy trì độ che rừng đạt 58% đến năm 2025, có tính đến 2030. Dự án thực hiện tiếp các hoạt động hướng đến tăng cường công tác quản trị rừng gắn với cải thiện sinh kế cho người dân sống ven rừng; hoàn thiện việc giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân, hộ gia đình, cộng động dân cư và các tổ chức; tập huấn nâng cao nhận thức cho người dân về quyền lợi và nghĩa vụ, quản lý rừng bền vững và cơ chế giải quyết thắc mắc, khiếu nại…

Việc thúc đẩy nông nghiệp thông minh thích ứng BĐKH và sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng cũng là một hoạt động quan trọng thông qua việc hỗ trợ chuỗi giá trị nông nghiệp không gây mất rừng, đa dạng và cải thiện sinh kế người dân phụ thuộc vào rừng bằng việc khuyến khích sử dụng và phát triển lâm sản ngoài gỗ bền vững và cải thiện thu nhập phi nông nghiệp cho người dân sống phụ thuộc vào rừng.

Nhóm hoạt động giảm mất rừng và suy thoái rừng còn được thực hiện qua công tác tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật, như: rà soát hệ thống văn bản pháp luật hiện hành; tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ rừng, buôn bán, vận chuyển trái phép lâm sản và phòng chống cháy rừng giữa tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Salavan (Lào) hay với các tỉnh, thành lân cận và giữa các ban, ngành trong tỉnh. Nhóm hoạt động này tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho lực lượng bảo vệ rừng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về bảo vệ rừng cho chính quyền, người dân và cộng đồng địa phương về Luật Lâm nghiệp, đặc biệt ưu tiên các xã có nguy cơ cao trong mất rừng và suy thoái rừng, quản trị và thương mại rừng (FLEGT) cho các bên liên quan.

Đối với nhóm các hoạt động nhằm bảo tồn và tăng cường trữ lượng các-bon rừng, việc đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng gỗ lớn theo hướng quản lý rừng trồng bền vững hướng tới tham gia, thực hiện và cấp chứng chỉ rừng FSC là ưu tiên hàng đầu. Ngoài ra còn có những hoạt động bảo vệ, bảo tồn và phục hồi rừng theo hướng quản lý rừng bền vững: phục hồi và nâng cấp diện tích rú cát tự nhiên hiện có trên địa bàn các xã ven biển; nhân rộng mô hình phục hồi và làm giàu rừng tự nhiên có hiệu quả; cải thiện môi trường kinh tế và tài chính cho lâm nghiệp bảo vệ và phát triển rừng theo quy trình sản xuất gỗ hợp pháp.

Nhóm các hoạt động hướng tới hoàn thiện các yếu tố sẵn sàng thực hiện REDD+ tập trung vào công tác tuyên truyền, xây dựng năng lực và giám sát trong thực thi REDD+ thông qua tập huấn nâng cao kỹ năng sử dụng máy tính bảng tích hợp phần mềm theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trong giám sát rừng; vận hành hệ thống đo đạc và kiểm chứng, khung giám sát và đánh giá REDD+…

Sau khi Kế hoạch hành động REDD+ được phê duyệt điều chỉnh, các nhóm hoạt động trên sẽ được thực hiện thông qua việc lồng ghép giữa Chương trình mục tiêu Lâm nghiệp bền vững với chương trình, dự án từ các bên liên quan trên địa bàn tỉnh nhằm góp phần thực hiện Chương trình Giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ nói chung và gia tăng trữ lượng cacbon rừng nói riêng trên địa bàn tỉnh.                                

Bài, ảnh: Nguyên Thi

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

NASA dự định bơm hàng triệu tấn băng vào bầu khí quyển Trái đất để đối phó với biến đổi khí hậu

Các nhà khoa học của NASA đã tiết lộ một kế hoạch táo bạo nhằm chống lại biến đổi khí hậu bằng cách thả các hạt băng vào bầu trời. Mục tiêu là phun hàng tấn hạt băng vào tầng khí quyển cao từ các máy bay có độ cao 58,000 feet so với mặt đất, cao hơn 20,000 feet so với các máy bay thương mại.

NASA dự định bơm hàng triệu tấn băng vào bầu khí quyển Trái đất để đối phó với biến đổi khí hậu
Kêu gọi hành động chung để giải quyết tác động của biến đổi khí hậu đối với các nước ASEAN

Dẫn đầu phái đoàn Campuchia tham gia Phiên họp thứ 4 của Ủy ban về Chính sách kinh tế vĩ mô, Giảm nghèo và Tài trợ cho Phát triển do Ủy ban Kinh tế và Xã hội Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Bangkok (Thái Lan), Tiến sĩ Chea Serey, Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Campuchia (NBC) kêu gọi nỗ lực chung nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đối với các nền kinh tế ASEAN.

Kêu gọi hành động chung để giải quyết tác động của biến đổi khí hậu đối với các nước ASEAN
Dự án liên quan chương trình giảm phát thải mang lại nhiều hiệu quả

Sáng 22/2, Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung, Trường đại học (ĐH) Nông Lâm, ĐH Huế phối hợp các đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Thúc đẩy sự tham gia hiệu quả của cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) trong thực hiện, giám sát và đánh giá Chương trình Giảm phát thải (ER-P)”.

Dự án liên quan chương trình giảm phát thải mang lại nhiều hiệu quả
Khởi động dự án liên quan chương trình giảm phát thải (ER-P)

Sáng 25/11, Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung Việt Nam, Trường đại học Nông Lâm, Đại học Huế phối hợp các đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức hội thảo khởi động dự án “Thúc đẩy sự tham gia hiệu quả của cộng đồng dân tộc thiểu số trong thực hiện, giám sát và đánh giá Chương trình Giảm phát thải (ER-P)”.

Khởi động dự án liên quan chương trình giảm phát thải ER-P

TIN MỚI

Return to top