ClockThứ Sáu, 29/09/2017 05:31

Giám sát định kỳ để kiểm soát ô nhiễm

TTH - Thực hiện quan trắc, giám sát môi trường định kỳ là một trong những biện pháp để kiểm soát ô nhiễm.

Tùy từng đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), hay kế hoạch bảo vệ môi trường (gọi tắt Kế hoạch) do Sở Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) phê duyệt, hay Kế hoạch do cấp huyện phê duyệt mà số lần thực hiện báo cáo giám sát môi trường định kỳ khác nhau. Đối tượng thực hiện ĐTM phải quan trắc, giám sát môi trường 3 tháng/lần; Kế hoạch của Sở TN&MT phê duyệt thực hiện 6 tháng/lần; Kế hoạch cấp huyện phê duyệt 1 năm/lần.

Quan trắc định kỳ các nguồn phát sinh chất thải giúp cơ quan quản lý và DN chủ động kiểm soát được ô nhiễm

Theo đánh giá của Chi cục Bảo vệ môi trường- Sở TN&MT, thời gian qua, nhờ tăng cường tuyên truyền, nhắc nhở, hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã quan tâm và thực hiện công tác giám sát môi trường định kỳ. Theo kết luận thanh tra công tác bảo vệ môi trường (BVMT) của Thanh tra Sở TN&MT vào tháng 7/2017 tại một số cơ sở hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, chế biến mủ cao su, xử lý rác thải sinh hoạt, chăn nuôi gia súc…, tuy một số vẫn tồn tại tình trạng không thực hiện việc giám sát môi trường định kỳ thường xuyên theo quy định do mới đi vào hoạt động nên chưa nắm rõ quy định; số khác do hoạt động gián đoạn, song hầu như đều đã kịp thời khắc phục, không gây ảnh hưởng lớn đến môi trường.

Theo quy định, mức phạt đối với cơ sở sản xuất nếu không thực hiện báo cáo giám sát môi trường định kỳ không hề nhỏ. Đối với hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ một trong các nội dung chương trình quan trắc, báo cáo giám sát môi trường theo quy định về vị trí, tần suất hoặc thông số giám sát môi trường sẽ bị phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với đối tượng lập Kế hoạch và từ 50- 60 triệu đồng đối với đối tượng lập ĐTM.

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là một hình thức đánh giá tác động môi trường ngắn hạn tại các cơ sở và báo cáo định kỳ chất lượng môi trường trên nhiều nguồn phát sinh chất thải về cơ quan có thẩm quyền. Mục đích của việc lập báo cáo giám sát môi trường không chỉ góp phần BVMT, mang lại lợi ích cho cộng đồng xã hội, mà còn giúp doanh nghiệp (DN) thực hiện trách nhiệm đối với công tác BVMT, cũng như đảm bảo quyền lợi, ổn định trong hoạt động sản xuất của chính DN. Vì hầu hết, mọi hoạt động từ chế biến, sản xuất kinh doanh của DN đều tác động tiêu cực đến môi trường. Do đó, việc giám sát môi trường định kỳ giúp DN chủ động khắc phục bằng những biện pháp hợp lý, kết hợp quản lý, kiểm tra, giám sát vận hành thường xuyên và đúng yêu cầu kỹ thuật tình hình xử lý nước thải chất thải rắn, phát thải khí... Từ đó, DN có thể đánh giá và phân bổ hợp lý, giảm chi phí đầu tư xử lý, khắc phục đến mức thấp nhất có thể. Lợi ích đem lại không chỉ cho môi trường mà còn giúp giá thành sản phẩm của DN giảm và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Để nâng cao hơn nữa công tác BVMT trong quá trình hoạt động, các cơ sở sản xuất không chỉ duy trì báo cáo giám sát môi trường định kỳ mà còn không ngừng cải tiến hệ thống quản lý môi trường để đảm bảo kết quả hoạt động ngày càng tốt hơn, duy trì chất lượng vận hành của hệ thống qua những đợt đánh giá tiếp theo.

Hoài Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam

Sáng 23/4, Đoàn giám sát Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát liên quan đến chuyên đề “Việc chấp hành pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam”.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 có nhiều quy định kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động tín dụng là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh với Báo Thừa Thiên Huế.

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng
Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia

Ngày 22/4, Đoàn giám sát của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn tiến hành giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng chủ trì.

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia
Return to top