ClockThứ Bảy, 25/05/2019 06:30

Giảm thất thoát lúa sau thu hoạch

TTH - Có kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, thu hoạch, phơi sấy, lưu trữ… nhưng nhiều nông dân thừa nhận tỷ lệ thất thoát lúa khá lớn.

Nâng cao giá trị hạt gạoLàm lợi sản xuất, môi trường từ rơm, rạ

Thu hoạch, đóng bao bằng máy gặt đập liên hợp cần phải thuần thục

Thiếu kỹ năng

Dù có nhiều kinh nghiệm trong quá trình sản xuất lúa nhưng ông Trần Thanh Toàn ở xã Thủy Vân (TX. Hương Thủy) thừa nhận, ông cũng như nhiều bà con nông dân vẫn chưa thật sự nắm bắt các kỹ năng chống thất thoát sản phẩm trong và sau khi thu hoạch.

Việc thu hoạch lúa bằng tay, máy cơ giới thô sơ gây thất thoát sản phẩm đã đành, nhiều HTX, nông dân sử dụng máy gặt đập liên hợp cũng gây thất thoát, chủ yếu do hầu hết nông dân khi mua sắm và sử dụng máy gặt đập liên hợp chưa qua tập huấn, thiếu thuần thục các quy trình kỹ thuật gặt, đập, đóng bao.  

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh (TTKN), ông Châu Ngọc Phi cho rằng, người nông dân rất vất vả để làm ra hạt lúa. Khi lúa đã chín, để có gạo ăn cũng phải thực hiện nhiều công đoạn, mỗi công đoạn đều có thể bị thất thoát nhiều hay ít tùy thuộc vào kỹ thuật, điều kiện, thiết bị thu hoạch, phơi sấy và bảo quản.

Thực tế hiện nay, tỷ lệ thất thoát trong quá trình thu hoạch và bảo quản còn ở mức cao. Ước tính bình quân mỗi ha lúa bị thất thoát với tỷ lệ 2-3% sản phẩm, như vậy mỗi ha giảm khoảng 1-1,5 tạ, thiệt hại 500-750 ngàn đồng. Mặc dù TTKN tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, tập huấn nhưng chưa đủ khả năng, nguồn lực để nhân rộng đến tận từng hộ nông dân. Phần lớn nông dân chưa nắm vững các quy trình, kỹ thuật, các biện pháp chống thất thoát lúa trong quá trình thu hoạch, phơi sấy, bảo quản...

Đồng bộ nhiều giải pháp

Ông Đặng Duy Phán ở xã Hương Phong (TX. Hương Trà) tự tin: Cũng như nhiều nông dân, tôi tích lũy một số kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, thu hoạch và sau thu hoạch lúa, hạn chế tối đa tỷ lệ hao hụt sản phẩm. Thường khi bắt tay thu hoạch lúa, tôi và bà con địa phương theo dõi ruộng lúa vừa đủ chín, không để quá chín mới thu hoạch sẽ làm tăng khả năng, tỷ lệ rơi rụng hạt. Tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi, thậm chí áp dụng phương châm "xanh nhà hơn già đồng" để thu hoạch lúa, tránh thất thoát do thời tiết bất lợi, mưa lũ.

Sau hơn 5 năm ứng dụng máy gặt đập liên hợp trên đồng ruộng, ông Phán đúc rút kinh nghiệm, nếu không nắm bắt các kỹ năng, kỹ thuật điều khiển máy cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng rơi vãi trên đồng ruộng. Khi điều khiển máy gặt đập liên hợp ông Phán thường chú ý lái máy gặt thu hoạch hết các dãy lúa, không bỏ sót. Trên máy gặt thường phải có 1-2 người phục vụ các khâu đóng bao sản phẩm, nhanh gọn để vừa theo kịp máy gặt vừa cẩn thận không để rơi vãi lúa…

Giám đốc TTKN tỉnh, ông Châu Ngọc Phi đánh giá, thất thoát trong thu hoạch lúa làm giảm đáng kể đến thu nhập của bà con nông dân. Để hạn chế sự tổn thất này, bà con cần phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp từ khâu chọn giống phù hợp để gieo cấy; áp dụng tốt kỹ thuật canh tác từ khâu gieo cấy đến thu hoạch, quá trình phơi sấy và bảo quản lúa cũng phải đảm bảo đúng quy trình, kỹ thuật.

Ông Đặng Duy Trung ở cùng địa phương chia sẻ thêm: "Khâu phơi sấy lúa cũng ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất. Độ ẩm của lúa vừa thu hoạch xong thường rất thấp, dễ nẩy mầm, lên men, nấm bệnh dễ làm hỏng hạt, vì vậy trong vòng 48 giờ (sau thu hoạch) phải phơi sấy ngay. Lúa sau khi được phơi khô đến độ ẩm an toàn, được ông bảo quản, cất giữ ở nơi cao ráo. Ở các vùng thấp trũng như xã Hương Phong, người dân còn làm "tra" để cất lúa vừa tránh ẩm ướt vừa tránh lũ. Lúa được cất giữ trong kho chứa xây bằng xi măng, tránh sự xâm nhập của mối mọt và chuột cắn phá, ảnh hưởng chất lượng gạo bị nát, tỷ lệ tấm, cám cao.

Theo TTKN tỉnh, để bảo quản lúa từ 2- 3 tháng phải đảm bảo độ ẩm của lúa khi cất giữ là 13-14%, nếu hơn 3 tháng thì độ ẩm tốt nhất là 12%. Do điều kiện đầu tư máy sấy với chi phí cao, phần lớn các hộ nông dân chủ yếu làm khô hạt lúa bằng cách phơi trên mặt sân, mặt đường nên tỷ lệ thất thoát khi phơi cũng khá cao. Quá trình phơi nên lót các tấm nilon trên mặt sân nhằm hạn chế tối đa tình trạng rơi vãi, đồng thời nếu gặp thời tiết bất lợi như mưa dông thì sẽ thu gom lúa nhanh hơn. Đặc biệt, không nên phơi lúa trên các trục đường nhựa để tránh ảnh hưởng đến an toàn giao thông, cũng như làm ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo.

Bài, ảnh: TRIỀU - THANH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nông dân Phong Điền trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Ngày 6/4, đoàn công tác của Trung ương Hội Nông dân (HND) Việt Nam do ông Nguyễn Tiến Cường, Quyền Trưởng Ban Kinh tế-Trung ương Hội Nông dân Việt Nam làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với HND huyện Phong Điền và kiểm tra một số mô hình nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Nông dân Phong Điền trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Những nông dân thu nhập tiền tỷ

Thông qua phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhiều điển hình nông dân thu nhập tiền tỷ.

Những nông dân thu nhập tiền tỷ
Quán triệt Chỉ thị 42 đến hội viên nông dân Phú Vang

Chiều 20/3, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ đã quán triệt Chỉ thị số 42-CT/TU, ngày 8/8/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về định hướng xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” cho hơn 300 cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn huyện Phú Vang.

Quán triệt Chỉ thị 42 đến hội viên nông dân Phú Vang
Nông dân tham gia bảo vệ môi trường

Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM), các cấp hội nông dân (HND), hội viên, nông dân (HVND) kết hợp triển khai phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” nhằm nâng cao nhận thức của HVND trong bảo vệ môi trường đô thị, nông thôn “xanh - sạch - đẹp”.

Nông dân tham gia bảo vệ môi trường
Hỗ trợ nông dân nhân rộng mô hình kinh tế

Các cấp Hội Nông dân (HND) trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh hoạt động hướng dẫn và hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế thông qua việc phối hợp tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân (HVND) tham gia các mô hình phát triển kinh tế theo chuỗi liên kết nhằm nâng cao chất lượng và giá trị nông sản, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Hỗ trợ nông dân nhân rộng mô hình kinh tế
Return to top