Chính trị - Xã hội An sinh xã hội
Gian truân nghề bóc vỏ cây mưu sinh
TTH - Tại các khu rừng keo, tràm những ngày này không khó để bắt gặp các nhóm từ 10-15 người đang hì hục cưa xẻ, bóc vỏ cây rừng mưu sinh. Công việc mà những người này gọi là “nghề làm te” xuất hiện hơn 10 năm nay.
Ăn rừng ở rú
Trải qua một đoạn đường dài nhấp nhô, khúc khuỷu, chúng tôi tìm đến một khu rừng tràm đang đến tuổi khai thác. Tiếng cưa máy rầm rầm, tiếng cây ngã đổ xen lẫn tiếng cười nói làm vang cả một khu rừng. Những cây rừng đổ xuống, mọi người í ới gọi nhau chuẩn bị dụng cụ làm việc. Nói là dụng cụ chứ thực ra mỗi người trang bị cho mình đôi bao tay, một cái rựa để chặt cây và một cái xỉa để bóc vỏ cây dễ dàng hơn. Da dẻ mọi người đều đen sạm vì nắng gió… Mồ hôi nhễ nhại, uống vội cốc nước cho lại sức, anh Trần Thế Lành, 50 tuổi ở xã Thủy Bằng (thị xã Hương Thủy) cho biết: “Tui làm nghề bóc vỏ đến nay gần 10 năm. Lúc mới bắt đầu làm nghề này, việc ít nhưng bây giờ thì rừng đến độ khai thác nhiều nên việc làm rất ổn định. Tuy vất vả vì hàng ngày phải đi làm xa nhưng công việc này lại ổn định hơn những công việc làm thuê khác. Nhờ bóc vỏ cây, tui nuôi được 2 đứa con học đại học, giờ đã đi làm”.
![]() |
Bóc vỏ keo tràm để mưu sinh |
Cả nhóm người hì hục làm việc giữa cái nóng nực của những ngày hè, ai nấy mồ hôi nhễ nhại cộng với bụi của cây rừng bung ra khiến cho họ trở nên nhem nhuốc. Đến trưa, mỗi người chọn cho mình một vị trí dưới tán lá rừng để ăn cơm. Chị Trương Thị Hồng, 42 tuổi, ở xã Phú Sơn (thị xã Hương Thủy), người đã có thâm niên 7 năm làm nghề bóc vỏ chia sẻ: “Để kịp thời gian theo các chủ mua rừng tụi tui thức dậy từ sáng sớm, chuẩn bị cơm nước mang theo. Chạy xe máy hơn 20 cây số tới đây để làm việc, đến tối mới được về nhà nên chuyện ăn cơm trưa ngay tại rừng là thường xuyên”.
Khi nói đến việc bóc vỏ cây có lẽ nhiều người nghĩ đây là công việc giản đơn, dễ làm nhưng thực ra nếu không có sự kiên trì thì không thể làm được. Anh Lành với thâm niên làm việc lâu nhất trong nhóm hiểu điều này hơn ai hết. Xòe bàn tay bị bong tróc, mẩn đỏ anh nói: “Tuy đây là công việc không quá nặng nhọc nhưng cần độ kiên trì vì thường xuyên bị trầy xước do cây rừng ngã đổ. Ngoài ra, khi làm việc ở những khoảnh rừng trên ngọn đồi cao thì rất vất vả và nguy hiểm, có người từng bị gãy tay gãy chân nằm ở nhà cả tháng. Nếu làm việc ở những khu rừng gần nhà thì sáng đi chiều về, nhưng làm ở những khu rừng xa nhà, số lượng nhiều thì chuyện ăn ở trong rừng là thường xuyên; rất nhiều lần theo chủ mua rừng đi làm tụi tui phải giăng bạt làm lều tạm ở trong rừng đến nửa tháng.”
Thu nhập đáng kể
Theo những người làm nghề này thu nhập của họ phụ thuộc vào lượng cộng việc và đặc thù công việc mà họ làm, người chuyên bóc vỏ (đa số là phụ nữ) thì thu nhập thấp hơn những người bốc vác cây lên xe hay những người cưa xẻ. Anh Nguyễn Văn Dũng, chủ mua rừng ở xã Phú Sơn cho hay: “Có nhiều cách để trả công cho người làm như khoán cả khu rừng cho một nhóm người hay trả công theo ngày, hoặc sau khi bóc xong, cưa xẻ đúng kích thước và được chuyển lên xe tải rồi trả công cho họ theo m3, mỗi m3 gỗ là 1 te nên cái nghề ni người dân thường hay gọi là “nghề làm te”. Trung bình, mỗi ngày một người bóc vỏ thu nhập từ 150-180 nghìn đồng, còn những người cưa xẻ hay bốc vác cây lên xe thì cao hơn, từ 250-300 ngàn đồng.”
Đây là công việc thường xuyên phải đi làm xa nhà thế nhưng ở những xã như: Phú Sơn, Dương Hòa, Thủy Bằng (thị xã Hương Thủy)… đều có hằng trăm lao động theo “nghề làm te”. Chị Hồng bộc bạch: “Cũng tại cái nghèo đeo đẳng. Ruộng vườn ít, làm những việc khác thì thu nhập không ổn định nên hầu như cả xã ai cũng theo nghề này. Hai vợ chồng tui mỗi ngày đi bóc vỏ cũng kiếm được hơn 300 ngàn. Bây giờ ở xã tui có gần trăm nhóm người hàng ngày theo chủ thu mua để đi bóc vỏ cây kiếm sống”. Vừa ném khúc gỗ tràm lên xe tải, anh Lành tiếp lời: “Bây giờ đi làm thuê làm mướn thì không có nghề chi thu nhập nhiều hơn nghề ni, vả lại mình phải chịu cực, chịu khổ để kiếm thật nhiều tiền nuôi con ăn học, chứ để chúng thất học rồi cuối cùng cũng đi bóc vỏ cây như cha mẹ thì tội cho chúng nó.”
Hầu như ở đâu có rừng là ở đó có dấu chân của người bóc vỏ, họ không quản nắng mưa, ngày đêm theo những chủ mua rừng len lõi vào những cánh rừng sâu để mưu sinh. Dù công việc tuy vất vả nhưng kể từ khi nghề bóc vỏ cây xuất hiện đã giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động ở những xã vùng đồi núi, giúp cuộc sống họ vơi bớt phần nặng nhọc.
Bài, ảnh: Lê Thọ
- Quốc hội sẽ thảo luận về quy hoạch, nợ xấu, quyết toán ngân sách (29/05)
- Khi đàn sếu không trở lại… (29/05)
- Hương Thủy: Gần 3.000 vị trí cần tuyển dụng tại ngày hội việc làm (29/05)
- Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố (29/05)
- Bổ sung kiến thức về an toàn vệ sinh lao động cho 200 công nhân (28/05)
- Xây dựng chi bộ “3 tốt, 3 không” (28/05)
- Khai mạc Hội thảo lần thứ nhất Chương trình "Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2020-2025" (28/05)
- Trao bằng tốt nghiệp cho 81 học viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh (28/05)
-
Bổ sung kiến thức về an toàn vệ sinh lao động cho 200 công nhân
- Khi phụ nữ dân tộc thiểu số làm chủ doanh nghiệp
- Nhiều ý kiến góp ý về Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) và Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)
- Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ
- Thêm “lò nóng” chống tham nhũng ở địa phương
- Tiếp tục kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ sở
- Những công trình ý nghĩa, thiết thực
- Khởi công “Mái ấm công đoàn” cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn
- Làm tốt vai trò cầu nối, đưa ý kiến cử tri đến với Quốc hội
- Những kỷ vật thiêng liêng của Bác Hồ
-
Thống nhất cao Dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa
- Bà Hoàng Thị Thùy Linh được bầu giữ chức Phó bí thư Tỉnh đoàn
- Nhiều kiến nghị của người lao động được giải đáp
- Ông Nguyễn Văn Phúc giữ chức Giám đốc Sở Du lịch
- Khởi công “Mái ấm công đoàn” cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn
- Thành công từ sự đồng thuận
- Tử vong vì điện giật khi sửa máy bơm nước
- Những công trình ý nghĩa, thiết thực
- Khai mạc Hội thảo lần thứ nhất Chương trình "Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2020-2025"
- Ngày 24/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận về nhiều nội dung quan trọng
-
Tặng hơn 100 đầu sách cho Thư viện Trường tiểu học Quảng Thái
-
Những công trình ý nghĩa, thiết thực
-
Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh nhận bằng khen của Hội đồng Đội Trung ương và UBND tỉnh
-
15 đơn vị đạt thành tích xuất sắc tại Liên hoan các Cung, Trung tâm Thanh thiếu niên
-
Vừa hoạt động Đoàn, vừa phát triển kinh tế
- Xem tin mới nhất hôm nay