ClockThứ Ba, 24/09/2019 09:05

Giáo dục, định hướng giới trẻ

TTH - Bắt kịp xu thế của giới trẻ hiện nay, các tổ chức Đoàn, Hội đã tận dụng thế mạnh của mạng xã hội để kết nối giáo dục, định hướng tư tưởng cho đoàn viên, thanh niên (ĐVTN).

Khai thác cái tốt, đẩy lùi cái xấu

Giáo dục truyền thống

Anh Nguyễn Đức Châu, người thường xuyên vào trang facebook “Quảng Điền Huyện đoàn” chia sẻ, là người con Quảng Điền, ban đầu anh kết bạn theo dõi trang để biết thêm về tình hình các hoạt động. Thấy trên trang này có nhiều thông tin về cuộc đời và sự nghiệp, câu chuyện cảm động về Bác, anh chia sẻ trên trang facebook cá nhân để bạn bè cùng biết. "Càng đọc, tôi càng hiểu hơn về Bác và tôi đã học Bác trong cuộc sống hàng ngày, như tiết kiệm thời gian, tiền bạc, dạy các con khiêm tốn, thật thà".

Theo anh Võ Việt Đức, Bí thư Huyện đoàn Quảng Điền, sử dụng mạng facebook để kết nối giáo dục ĐVTN được Huyện đoàn áp dụng nhiều năm gần đây. Trung bình mỗi tháng, Huyện đoàn đăng tải từ 10 đến 15 bài, gồm những câu chuyện về cuộc đời, sự nghiệp của Bác. Riêng thông tin về những phong trào, hoạt động của đoàn cấp trên, những thông tin thời sự... được cập nhật liên tục theo giờ, theo ngày.

Trên trang Tuổi trẻ Huế, Thành đoàn Huế sử dụng thiết kế đồ họa thông tin (infographic) để chuyển tải các sự kiện lịch sử, các chương trình và phong trào lớn. Huyện đoàn A Lưới khuyến khích thanh niên đổi hình ảnh đại diện bằng hình ảnh về các sự kiện quan trọng của tổ chức Đoàn, Hội và quê hương đất nước để tạo hiệu ứng lôi cuốn, thu hút, vun đắp lòng tự hào dân tộc.

Lan tỏa 

Với gần 5.000 người theo dõi, trang facebook của Huyện đoàn Phú Vang trở thành “mái nhà chung” của ĐVTN địa phương. Những câu chuyện đẹp, những việc làm hay của ĐVTN, các cơ sở đoàn thường xuyên được cập nhật lên trang facebook Huyện đoàn. Theo anh Nguyễn Thanh Hoài, Bí thư Huyện đoàn Phú Vang, đây là cách nhân rộng gương người tốt việc tốt hiệu quả, tạo động lực cho ĐVTN thi đua phấn đấu.

Đối với những xã vùng sâu, vùng cao, trước đây, mỗi lần phát hành văn bản hoặc kêu gọi, tập hợp thanh niên địa phương tham gia các hoạt động, cán bộ đoàn phải chạy xe máy đến từng làng, bản để gửi tài liệu cho các bí thư chi đoàn hay đến từng nhà ĐVTN tuyên truyền, vận động. Từ khi trang facebook riêng của các xã đoàn ra đời, công việc của cán bộ đoàn đã thuận tiện hơn. Qua facebook, các chương trình, hoạt động hay tài liệu, văn bản đưa lên được các chi đoàn, ĐVTN cập nhật nhanh chóng và tích cực tham gia góp ý, bình luận.

Nhờ tính lan tỏa nhanh của mạng xã hội, Đoàn Trường cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế lại thực hiện có hiệu quả phong trào hiến máu tình nguyện, kêu gọi học bổng giúp đỡ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

Định hướng khi sử dụng mạng xã hội

Trao đổi về việc sử dụng mạng xã hội trong giáo dục ĐVTN, các thủ lĩnh Đoàn đều nhận thức và xác định rõ tính hai mặt của nó để làm chủ thông tin và kịp thời định hướng cho ĐVTN. Cách mà anh Huỳnh Tấn Phấn, Bí thư Xã đoàn Dương Hòa, thị xã Hương Thủy áp dụng là phát huy vai trò của các bí thư chi đoàn trong việc làm cầu nối, chia sẻ các bài viết, thông tin, hình ảnh đẹp, có tính chất giáo dục cao đối với ĐVTN. Đồng thời, cung cấp những thông tin thời sự chính thống để đoàn viên thanh niên không tiếp cận một chiều với các trang facebook, trang web độc hại.

Để khuyến khích các chi đoàn sử dụng tốt mạng xã hội, Xã đoàn Hồng Thượng (A Lưới) đã hỗ trợ một khoản kinh phí nhỏ tiền kết nối internet cho các Bí thư Chi đoàn. Huyện đoàn đã thành lập nhóm “chat” gồm các cán bộ Đoàn để kịp thời trao đổi thông tin và nắm bắt các diễn biến tư tưởng trong thanh niên. Nhờ đó, các cán bộ đoàn có kỹ năng nhận diện các trang phản động, kịp thời phát hiện những thanh niên theo dõi hoặc chia sẻ các trang phản động để nhắc nhở, chủ động chia sẻ thông tin trên các trang thông tin chính thống, định hướng nghe, nhìn cho thanh niên trên mạng xã hội.

Trong khi đó, Huyện đoàn Phú Vang đề nghị các cơ sở đoàn tích cực nắm thông tin và báo cáo tình hình dư luận trong thanh niên. Khi có thông tin phức tạp thì trực tiếp liên lạc với Thường trực Huyện đoàn để có hướng chỉ đạo kịp thời và nhanh chóng.

TUẤN KHOA

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

Làm gì để giữ gìn văn hóa Huế trong dòng chảy cuộc sống hôm nay? Đó là nỗi trăn trở của những người yêu Huế. Muốn giữ gìn, phát huy, lan tỏa thì phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phải kể đến đối tượng học sinh – sinh viên đang học tập, sinh hoạt trong mỗi trường học.

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ
1.000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính

“Hiểu biết về tài chính” là cuộc thi được Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp tổ chức cho học sinh Trường tiểu học Thủy Biều và sinh viên Trường đại học Khoa học - Đại học Huế trong ngày 5/4. Chương trình thu hút hơn 1.000 học sinh, sinh viên tham gia.

1 000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính
Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ tụt lại phía sau

Chuyên gia giáo dục toàn cầu Tô Thụy Diễm Quyên (1 trong 20 người đầu tiên trên thế giới được Microsoft công nhận là chuyên gia giáo dục toàn cầu - người sáng lập Diễn đàn Giáo dục sáng tạo Việt Nam) mới đây đã có cuộc trò chuyện với phóng viên Báo Thừa Thiên Huế xung quanh những vấn đề về giáo dục hiện nay. Bà chia sẻ về áp lực của giáo viên, học sinh cùng trách nhiệm của cộng đồng, xã hội trong bối cảnh chương trình giáo dục liên tục thay đổi.

Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ tụt lại phía sau

TIN MỚI

Return to top