ClockThứ Hai, 26/09/2022 06:31

Giáo dục giới tính cho trẻ: Vẽ “đường chạy” đúng cho ”hươu”

TTH - Được mẹ đón sau giờ học, thay vì ríu rít kể mẹ nghe những câu chuyện thường ngày trên lớp, cậu con trai 9 tuổi đã khiến chị Hương “đơ mất mấy giây” khi hỏi mẹ: “Ba với mẹ làm cách chi để sinh ra con rứa?”. Khoảnh khắc ấy chị Hương hiểu rằng, thời điểm khó khăn chị cần phải giúp “chú hươu con” của chị “chạy cho đúng đường” đã bắt đầu.

Bồi đắp lý tưởng cho giới trẻ"Lá chắn" an toàn cho trẻGiáo dục giới tính cho học sinh ở Hoa Kỳ

Truyền thông về an toàn tình dục cho trẻ vị thành niên ở TP. Huế

Bình tĩnh và khéo léo

Chị Nguyễn Thu Hương (phường Phú Bài, TX. Hương Thủy) kể rằng, chị đã chuẩn bị sẵn tâm lý để đối phó với ngày con “cắc cớ” hỏi những chuyện giới tính tế nhị, nhưng vẫn trở tay không kịp khi con hỏi bất ngờ. Do vậy, ngay khi con hỏi “ba mẹ làm thế nào để sinh ra con” lúc cả mẹ và con đang bon bon trên đường, chị phải trả lời theo kiểu hoãn binh để nói với con ở thời gian, địa điểm phù hợp hơn. Chị Hương cũng tự nhận bản thân mình vốn dĩ rất e ngại khi nói chuyện về giới tính và tình dục với người khác. Chính điều này khiến chị thấy khó khăn để bắt đầu trò chuyện về những chủ đề thầm kín với con. “Mình nhận ra đây là khó khăn của bản thân và cũng của rất nhiều cha mẹ khác nữa. Nhưng mình nghĩ, trong cuộc sống phức tạp ngày nay, nếu việc giáo dục giới tính cho con không được cha mẹ hiểu đúng và đồng hành kịp thời với con, thì nguy cơ con tự mò mẫm dò đường và đâm quàng “bụi rậm” là rất lớn, thậm chí để lại hậu quả đáng tiếc”, chị Hương chia sẻ.

Cuối cùng, sau thời gian trì hoãn, vợ chồng chị Hương đã thống nhất cử đại diện ba nói chuyện với cu con. Với cậu bé 9 tuổi ngây thơ nhưng tò mò về đủ thứ, chị Hương đúc rút kinh nghiệm: Mình thấy ba nói chuyện với bé thuận hơn mình nhiều, ít nhất là cũng có cùng những "bộ phận" giống nhau trên cơ thể. Hơn nữa, như những người đàn ông với nhau, ba cũng có cách để nói sao cho con hiểu được điều con muốn hỏi mà không bị lúng túng, ngại ngùng.

Không thuận lợi như chị Hương, vợ chồng chị Linh ở TP. Huế lại phải hoàn toàn nhờ đến các chuyên gia giáo dục giới tính để hỗ trợ hai con gái. Ý thức sâu sắc về giá trị của giáo dục giới tính với con, chị tìm đọc nhiều thông tin về giới tính tuổi dậy thì để có thể nói chuyện khi con cần. Đồng thời, chị chủ động đăng ký cho con theo học các chương trình giáo dục giới tính. Vượt qua sự ngại ngùng của bản thân, chị Linh cho biết bản thân chị không phải là một tấm gương tốt cho con khi chị sinh bé đầu khi đang tuổi "ăn chưa no, lo chưa tới". Thời điểm đó, chị đã vô cùng khó khăn, không dám đối diện bạn bè, họ hàng, làng xóm. May nhờ có cha mẹ đôi bên và ông chồng trẻ con tốt tính nên gia đình chị vẫn bình an, hạnh phúc.

“Vì không thể nói trực tiếp với con về những nguy cơ khi quan hệ tình dục sớm hay quan hệ không có biện pháp an toàn, nên mình đã tìm tới các lớp giáo dục giới tính trực tuyến. Thật may là các con đã dậy thì bình an”, chị Linh vui vẻ.

Truyền thông về sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên ở huyện Nam Đông

Bảo vệ con

Giáo dục giới tính cho trẻ là cách để giúp trẻ từng bước có những kiến thức về tâm lý, giới tính của mỗi giới, hoạt động tình dục cho thanh, thiếu niên và giúp trẻ hình thành những quan niệm đúng đắn về sức khỏe sinh sản và ý thức tự bảo vệ bản thân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta các nội dung giáo dục về giới và giới tính vẫn mới chỉ được các ngành liên quan phối hợp tổ chức triển khai ở các hoạt động ngoại khóa. Thậm chí, không ít cha mẹ vẫn giữ quan niệm rằng việc chủ động nói chuyện về giới tính tình dục với con trước tuổi trưởng thành là “vẽ đường cho hươu chạy”, là “không cần thiết” và tin “con lớn sẽ tự biết”.

Theo thông tin từ Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, mỗi năm Việt Nam có xấp xỉ 300.000 ca nạo phá thai chính thức được ghi nhận chủ yếu ở độ tuổi 15-19. Trong đó, 60-70% phụ nữ mang thai và đi phá thai thuộc nhóm đối tượng học sinh - sinh viên. Trên thực tế, con số này sẽ nhiều hơn vì có không ít ca trẻ sẽ đến phòng khám chui, không được biết đến. Thống kê của Quỹ dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cũng cho thấy, có tới 93% đối tượng xâm hại tình dục trẻ em là người thân quen, 47% thủ phạm là họ hàng, người thân trong gia đình. Những con số trên là hậu quả báo động việc trẻ không được giáo dục giới tính từ sớm.

Nỗ lực giảm tỷ lệ tảo hôn và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên – thanh niên, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh phối hợp với các đoàn trường, đoàn thanh niên địa phương tổ chức các buổi nói chuyện, truyền thông về giới và giới tính. Ở những hoạt động đó, hình ảnh dễ thấy là nhiều bạn trẻ vị thành niên – thanh niên rất khó khăn khi cùng nói về các bộ phận về giới trên cơ thể, bao cao su, cách thụ thai… Trong khi, nguyên nhân khiến từ đầu năm đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh có hơn 30 trường hợp tảo hôn là do trẻ quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục không an toàn và bị tác động bởi những thông tin không lành mạnh trên internet.

Theo các chuyên gia tâm lý, giáo dục giới tính là nhiệm vụ không dễ dàng với bậc cha mẹ. Tuy nhiên, e ngại và phớt lờ câu hỏi về giới tính của con, cha mẹ vô tình đang không thực hiện một phần trách nhiệm giáo dục con và trách nhiệm bảo vệ con trước những “cạm bẫy” cuộc đời. Bởi lẽ, khi không nhận được câu trả lời phù hợp từ cha mẹ, trẻ sẽ tự tìm hiểu thông tin từ bạn bè và các mạng xã hội. Điều này mới thực sự nguy hại khi trẻ còn quá non nớt về khả năng sàng lọc và kiểm chứng thông tin.

Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Sắc Huế trong em”

Đây là chủ đề hội chợ trường học lần thứ V, năm học 2023 – 2024 do Trường tiểu học Vĩnh Ninh tổ chức ngày 24/3.

“Sắc Huế trong em”
Đổi mới và phát triển giáo dục nghề nghiệp

Chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế cũng như thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, năm 2024, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm đổi mới, phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN).

Đổi mới và phát triển giáo dục nghề nghiệp
​Giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các xã nghèo

Từ ngày 5/3 đến 15/3 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện A Lưới, Phú Lộc, Phong Điền, Phú Vang kiểm tra, giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các trường học có bán trú thuộc 25 xã nghèo.

​Giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các xã nghèo
Giáo dục văn hóa địa phương cho học sinh

Tết cổ truyền là dịp để mọi người tìm về với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đây cũng là dịp các trường học tổ chức những hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm để giáo dục văn hóa địa phương cho học sinh.

Giáo dục văn hóa địa phương cho học sinh

TIN MỚI

Return to top