ClockThứ Tư, 10/05/2017 14:30

Giáo dục Việt Nam còn hổng kỹ năng phản biện

Trong khi các nước rất chú trọng đến việc dạy kỹ năng phản biện, tổ chức đời sống... thì giáo dục Việt Nam vẫn tập trung vào truyền giảng kiến thức.

Là người có nhiều năm nghiên cứu về giáo dục Phần Lan và Việt Nam, TS Nguyễn Khánh Trung, Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục IRED sớm nhận ra những khoảng cách giữa giáo dục Việt Nam và các nước trên thế giới. Đồng thời là một phụ huynh có con đang học cấp 2, hiểu được những trăn trở trong việc tìm phương pháp học cho con, TS Trung đã nghiên cứu để dịch cuốn sách “Học thế nào bây giờ” do Giáo sư người Thụy Sĩ Giordan André, ĐH Genève viết.

Trong cuốn sách đề cập tới 43 chủ  đề cụ thể, gần gũi và thiết thực trong cuộc sống như: Tớ học cách tập trung, tớ học cách tạo động lực cho bản thân, tớ học cách cân bằng trong cuộc sống, tớ học cách ghi chép…

Các diễn giả chia sẻ về vấn đề phương pháp giáo dục tại Việt Nam trong buổi ra mắt sách "Học thế nào bây giờ"?

Tại buổi ra mắt cuốn sách được tổ chức mới đây, TS Trung và các chuyên gia về giáo dục đã có những chia sẻ về vấn đề phương pháp giáo dục ở Việt Nam hiện nay.

Qua nghiên cứu giáo dục trên thế giới, TS Trung chỉ ra rằng để một nền giáo dục thực sự thành công cần có sự kết hợp của 5 chủ thể: nhà nước, nhà trường, địa phương, giáo viên, học sinh, phụ huynh. Các cuộc cải cách giáo dục chỉ thành công khi hướng đến kết hợp 5 yếu tố trên với nhau.

Nhìn vào giáo dục Việt Nam hiện nay, TS Trung cho rằng một trong nhiều vấn đề của giáo dục Việt Nam hiện nay là phương pháp. “Tôi nghĩ rằng các em rất cần phương pháp, phương pháp học, phương pháp sống, phương pháp để phát triển bản thân. Nhưng ở Việt Nam không có ai nói với các em vấn đề về phương pháp, đặt ra các câu hỏi học để làm gì, học như thế nào, vấn đề không phải là học chữ mà là học để sống, để làm người”.

TS Nguyễn Khánh Trung cho rằng giáo dục của chúng ta hiện nay đang quá chú trọng vào việc truyền tải kiến thức một chiều mà hệ quả dẫn tới là sự thụ động của học sinh, còn vấn đề thực sự quan trọng là phương pháp giáo dục thì lại bị bỏ qua.

Những khuôn mẫu giết chết sự sáng tạo

TS  Giáp Văn Dương, người sáng lập trường học trực tuyến Giapschool chia sẻ những câu chuyện về khuôn mẫu trong giáo dục mà chính con anh gặp phải.

Anh Dương kể: “Trước khi thi học kỳ, cô giáo giao cho con tôi bài văn viết thư cho một người bạn ở nước ngoài. Phần đầu thư, con tôi viết “Maria thân mến!”. Thế nhưng cô giáo nhất định không cho con viết tên Maria vì nhiều bạn viết rồi. Cô đã sửa lại cho con học thuộc là “Triệu Vy thân mến! Mình biết bạn qua bộ phim… Đất nước Trung Quốc là một nước rất xinh đẹp…” Vậy nhưng khi tôi hỏi, “Con có biết phim đó không? Con có biết Triệu Vy là ai không? Con có biết Trung Quốc ở đâu không?”, bé đều trả lời không biết.

Thực tế, bé đã từng học tập ở Singapore nên ấn tượng của con là con người châu Âu”.

Hay như trong bài văn viết về vệ sinh môi trường, cô giáo bắt con viết: “Sáng chủ nhật tuần trước em dậy lúc 5 giờ để đi dọn vệ sinh cùng bác tổ trưởng tổ dân phố”. Bé về kể với bố rằng, nhà mình ở trong khu đô thị, làm gì có bác tổ trưởng tổ dân phố nào”.

Anh Dương khá sốc khi trước kỳ thi con anh vẫn phải học thuộc những bài văn mẫu mà đôi khi chính các con cũng không hiểu bản chất thực sự là gì và anh đã phải trao đổi với cô giáo của con rằng hãy để cháu viết theo cách cháu muốn.

Còn với môn Toán, con anh hiện đang học lớp 3 về nhà hỏi bố bài toán mà cháu không thể giải được.

Đề bài yêu cầu “Tìm số đứng trước X biết rằng 19094: X = 5 (dư 4)”. “Tôi không thể hiểu tại sao đề bài không phải tìm X mà lại phải tìm số đứng trước X”, TS Dương băn khoăn.

TS Dương cho rằng ở cấp học này các con chỉ cần đọc thông viết thạo, thành thạo 4 phép tính cộng trừ nhân chia và thêm các phép về phân số, như thế đã là đạt yêu cầu.

Khi về nhà biết đi hỏi về chào, biết cách tổ chức cuộc sống cá nhân như đi ngủ và thức dậy đúng giờ, giữ gìn vệ sinh cá nhân hợp cách, sắp xếp sách vở, bàn học ngăn nắp, giữ cho phòng riêng sạch sẽ gọn gàng; biết tham gia vào việc tổ chức cuộc sống gia đình, chia sẻ với cha mẹ việc nhà. Tôi cho rằng đó đều là những mục tiêu đơn giản”.

Chuyên gia này nhận thấy chương trình học hiện nay đang quá áp lực, tập trung nhiều vào truyền tải kiến thức, đôi khi có những khuôn mẫu bắt học sinh phải tuân theo dẫn đến thủ tiêu sự sáng tạo của các em. Việc tìm ra phương pháp học đúng đắn là việc của người lớn phải làm chứ không phải việc của học sinh.

Giáo dục phản biện còn hiếm

Một thực tế khác trong cách giáo dục hiện nay của Việt Nam được các chuyên gia chỉ ra là chưa chú trọng dạy cho học sinh cách phản biện. Một số ý kiến cho rằng chúng ta vẫn giáo dục học sinh theo kiểu khoanh tay lên bàn, mắt nhìn lên bảng, tiếp thu thông tin 1 chiều.

Ngay cả trong dự thảo Chương trình GDPT tổng thể mà Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành “vẫn chưa thấy mặt mũi của giáo dục tư duy phản biện, mà đáng ra đây phải là kỹ năng được nhấn mạnh số một trong chương trình tổng thể lần này”, TS Trung cho hay.

“Hình như có nhiều người cho rằng tư duy phản biện là cãi lại người khác, tôi đoán thế. Nhưng tư duy phản biện thực sự cần thiết, nó làm nên chất lượng của nguồn nhân lực quốc gia. Nhiệm vụ của ngành giáo dục là phải đào tạo được những công dân có óc phản biện. Phản biện không phải là cãi lại người khác mà đó là một biểu hiện của trí tò mò, muốn đặt câu hỏi, muốn dấn thân để tìm câu trả lời, từ đó kích thích trí sáng tạo của các em”.

Còn theo TS Giáp Văn Dương, cả chương trình hiện hành và dự thảo mà Bộ mới đưa ra để lấy ý kiến dư luận đều chưa đề cập tới triết lý giáo dục.

“Trong giáo dục thế giới luôn rất chú trọng đến 4 yếu tố bao gồm giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, phản biện, nhưng giáo dục Việt Nam đã cắt mất yếu tố phản biện. Như vậy giáo dục của chúng ta đã chậm hơn một nhịp so với thế giới. Nếu như không giải quyết được triết lý giáo dục thì không thể giải quyết được tận gốc vấn đề”, TS Dương chỉ rõ.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10

Tiếp nối thành công 9 năm, Ban dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu tiếp tục phối hợp với các tổ chức, cá nhân, Hội đoàn, cộng đồng kiều bào, các nhà trí thức, khoa học và bạn bè quốc tế tổ chức trực tiếp và trực tuyến Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu - Lễ Giỗ Tổ và vinh danh con cháu Vua Hùng toàn cầu 2024 với chủ đề “Hoà bình - Di nguyện của tổ tiên”.

Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10
Thông tin doanh nghiệp
Đơn vị sản xuất, cung cấp gói hút ẩm silicagel hàng đầu Việt Nam

Việc tìm kiếm được một đơn vị sản xuất và cung cấp gói hút ẩm uy tín, chất lượng, giá tốt là mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều đối tác và doanh nghiệp. Hiện có rất nhiều nhà quản lý đau đầu vì không tìm thấy được công ty nào uy tín và đáng tin cậy. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về Thịnh Phong Corp - Đơn vị sản xuất, cung cấp gói hút ẩm uy silicagel uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

Đơn vị sản xuất, cung cấp gói hút ẩm silicagel hàng đầu Việt Nam
ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài
Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

Làm gì để giữ gìn văn hóa Huế trong dòng chảy cuộc sống hôm nay? Đó là nỗi trăn trở của những người yêu Huế. Muốn giữ gìn, phát huy, lan tỏa thì phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phải kể đến đối tượng học sinh – sinh viên đang học tập, sinh hoạt trong mỗi trường học.

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ
Kazimierz và 17 năm ở Việt Nam

Mỗi khi nghĩ đến KTS. Kazimierz Kwiatkowski tôi lại nhớ tiểu thuyết “Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân” - một cuốn tiểu thuyết tình báo nổi tiếng của nhà văn Liên Xô (cũ) Yulian Semyonov, xuất bản năm 1969 và sau đó được dựng phim nhiều tập. Nhân vật chính là một sĩ quan tình báo của Liên Xô, bối cảnh tác phẩm bắt đầu từ chiến tranh thế giới thứ 2. Cuộc đời hoạt động trùng tu, cứu vãn di tích văn hóa của Kazimierz cũng có sự trùng hợp con số 17. Một KTS người Ba Lan có 17 năm liên tục làm việc ở Việt Nam.

Kazimierz và 17 năm ở Việt Nam

TIN MỚI

Return to top