ClockThứ Ba, 23/09/2014 16:47

Hội đủ điều kiện để trở thành Trường đại học Luật

TTH - “Việc Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương thành lập Trường đại học Luật thuộc Đại học Huế trên cơ sở nâng cấp Khoa Luật thuộc Đại học Huế vào trung tuần tháng 9 vừa qua là một tin vui đối với cán bộ, công chức Khoa Luật nói riêng và Đại học Huế nói chung”. PGS.TS.Đoàn Đức Lương, Khoa trưởng Khoa Luật - Đại học Huế nói.
Ông cho biết, tiêu chí của một đại học Luật và Khoa Luật Đại học Huế đã có sự chuẩn bị như thế nào để hội đủ các tiêu chí đó?
Có nhiều tiêu chí, trong đó có một số các tiêu chí cứng về cơ sở vật chất, phải có diện tích đất nhất định. Về tiêu chí này, Khoa Luật đã có diện tích trên 10ha nằm trong một khuôn viên độc lập với các khu hành chính, giảng đường, thể thao giải trí cho sinh viên. Tiêu chí thứ hai là về đội ngũ, Khoa Luật có đội ngũ trên 100 cán bộ giảng dạy và 25 cán bộ hành chính, tỉ lệ cán bộ giảng dạy sau đại học chiếm 76%, trong đó có 3 PGS, 10 TS,... Ngoài ra, còn có các tiêu chí khác nữa như điều kiện về mở mã ngành nghề, về nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế... Khoa đã làm rất tốt và đã có sự chuẩn bị trong thời gian 5 năm qua.
Đâu là thuận lợi để đề án thành lập Trường đại học Luật thuộc Đại học Huế trên cơ sở nâng cấp Khoa Luật thuộc Đại học Huế sớm được Bộ Giáo dục và Đào tạo và Chính phủ đồng ý?
Về bản chất, Khoa Luật mặc dù là khoa nhưng đã là mô hình đào tạo giống như một trường đại học. Khác với việc thành lập trường của các cơ sở khác, đối với khoa Luật, việc nâng cấp lên thành trường đại học là mô hình chuyển đổi từ quản lý cấp khoa lên quản lý cấp trường cho phù hợp. Về bản chất, quy mô đào tạo và tất cả các vấn đề liên quan khác, Khoa Luật cũng giống như một trường rồi, chỉ thay đổi cho phù hợp với quy mô thực tế chứ không phải mở mã ngành như các cơ sở khác. Đây là một thuận lợi của đề án thành lập Trường đại học Luật trên cơ sở Khoa Luật Đại học Huế.
Việc đào tạo nguồn nhân lực pháp lý hiện nay đã đáp ứng nhu cầu xã hội chưa và việc nâng cấp Khoa Luật Đại học Huế lên Trường đại học Luật thuộc Đại học Huế có phải để đáp ứng nhu cầu này?
Nhu cầu ở đây có 2 loại: thứ nhất là nhu cầu về số lượng. Khoa Luật - Đại học Huế mỗi năm đào tạo chính quy khoảng 700 -1.000 sinh viên hệ chính quy kể cả dài hạn bằng 2, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực pháp lý của khu vực miền Trung, Tây Nguyên.
Với nhu cầu xã hội, hiện quan tâm đến vấn đề chất lượng vì sinh viên ra trường phải đáp ứng được nhu cầu công việc đặc biệt là hệ thống các công việc liên quan đến pháp luật. Những năm qua, Khoa Luật rất chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo dưới nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là nâng cao chất lượng giảng dạy, chú trọng phương pháp giảng dạy theo thực hành luật. Đây là một mô hình ở nước ngoài và khoa đã vận dụng vào hoạt động của khoa, ví dụ như tổ chức các phiên tòa lưu động; ký hợp đồng với tòa án tỉnh, tòa án TP.Huế xét xử ngay tại khoa; tổ chức cho sinh viên và giảng viên trẻ đi tư vấn pháp luật ở các trại giam, cho công nhân lao động để vừa giảng dạy pháp luật, vừa cho sinh viên thực hành luật.
Dự kiến khi nào Trường đại học Luật trên cơ sở Khoa Luật Đại học Huế chính thức thành lập?
Sau khi phê duyệt chủ trương, Ban Xây dựng đề án thành lập Trường ĐH Luật thuộc Đại học Huế phải tiếp tục hoàn thiện đề án gọi là đề án khả thi và trình ra Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo văn bản 1750 của Thủ tướng Chính phủ thì trên cơ sở đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chủ trì và phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thẩm định dự án khả thi và trên cơ sở đó thì Bộ Giáo dục và Đào tạo có tờ trình với Thủ tướng để ký quyết định thành lập trường. Lộ trình này kéo dài trong khoảng 6 tháng, như vậy dự kiến đến tháng 4-2015 sẽ có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 
Chiến lược phát triển của Khoa Luật và sắp tới là Trường đại học Luật thuộc Đại học Huế?
Trong đề án để xin chủ trương và đề án khả thi thì có mấy điểm như sau: Về chiến lược, thứ nhất là chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực miền Trung và Tây Nguyên, trong đó tập trung đào tạo đại học chính quy, thạc sĩ, tiến sĩ. Riêng đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ thì hiện ở khu vực miền Trung Tây Nguyên chỉ có Khoa Luật Đại học Huế có khả năng thực hiện được việc này. Đây là một cơ hội rất tốt để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Chiến lược phát triển thứ hai mà khoa hướng tới là đào tạo đại học và sau đại học theo chương trình liên kết với nước ngoài. Chúng tôi đã làm việc với Đại học Paris của Pháp, Đại học Newcastle của Úc và một đại học khác của Úc nữa để tiếp cận và mở chương trình liên kết đào tạo đại học và sau đại học. Về hợp tác quốc tế, khoa tiếp tục tập trung vào hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. Chiến lược thứ ba là về xây dựng đội ngũ, đây là vấn đề khoa rất quan tâm và sau này thành Trường ddại học Luật sẽ tiếp tục quan tâm, đó là xây dựng đội ngũ có trình độ chuyên môn và trình độ tiếng Anh để đi đào tạo ở nước ngoài. Lâu nay, khoa đã đầu tư tiền cho các giảng viên trẻ đi học ngoại ngữ để đủ điều kiện đi học thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài, đáp ứng mục tiêu hội nhập và nâng cao chất lượng đào tạo.

 

Ngọc Hà (thực hiện)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Làm gì cũng cần có sự chuẩn bị trước”

Đó là chia sẻ của ông Võ Quang Huệ, cố vấn cấp cao của Tập đoàn Vingroup đến sinh viên, giảng viên Đại học Huế trong buổi tọa đàm “Dặm đường tôi đi: Hành trình từ BMW, Bosch đến Vinfast” do Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - Đại học Huế tổ chức sáng 19/4.

“Làm gì cũng cần có sự chuẩn bị trước”
Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Tổ chức ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam

Chiều 17/4, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An phối hợp Trường tiểu học Phú Tân (phường Thuận An, TP. Huế) tổ chức chương trình Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam.

Tổ chức ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam
Tổ chức thi thử tốt nghiệp THPT cho học sinh lớp 12

Trong hai ngày 16 và 17/4, tất cả học sinh lớp 12 trên toàn tỉnh tham gia làm bài thi khảo sát theo đề chung, được tổ chức như kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đây được xem là bước khảo sát kiến thức trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Tổ chức thi thử tốt nghiệp THPT cho học sinh lớp 12

TIN MỚI

Return to top