ClockThứ Sáu, 28/04/2017 15:21

Giáo hoàng Francis đến thăm Ai Cập mang theo thông điệp hòa bình

Giáo hoàng Francis mong muốn chuyến thăm Ai Cập lần này có thể giúp mang lại an bình và đoàn kết tôn giáo.

Giáo hoàng gửi lời chúc Tết âm lịch tới người dân châu ÁGiáo hoàng kêu gọi chấm dứt tình cảnh bi đát của những người di cưGiáo hoàng công bố bản chỉ dẫn về hôn nhân và gia đình

Ngày hôm nay (28/4), Giáo hoàng Francis Đệ nhất sẽ có mặt tại thủ đô Cairo trong chuyến thăm chính thức Ai Cập hai ngày theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Abdel Fattah El-Sisi. Đây cũng là chuyến thăm đầu tiên đến xứ sở đất nước Kim Tự Tháp của người đứng đầu Vatican sau chuyến thăm lịch sử của Giáo hoàng John Paul II hồi tháng 2/2000.

Giáo hoàng Francis Đệ nhất. (Ảnh: kcrw)
Nguồn tin từ Chính phủ Ai Cập cho biết, sau lễ tiếp đón chính thức tại sân bay Cairo vào lúc 14h (giờ địa phương), Giáo hoàng Francis sẽ có các cuộc hội đàm với ông El-Sisi tại Phủ Tổng thống và người đứng đầu Viện Hồi giáo Al-Azhar – Đại Imam Sheikh ‎Ahmed El-Tayeb tại Trung tâm Hội nghị Al-Azhar ở Cairo.

Tiếp sau đó, Giáo hoàng Francis sẽ gặp gỡ Giáo chủ chính thống Cơ đốc giáo (Coptic) Tawadros II tại Nhà thờ chính thống Cơ đốc giáo, và cùng đến thăm Nhà thờ Thánh Peter và Paul – nơi từng xảy ra vụ đánh bom khủng bố đẫm máu hồi tháng 12 năm ngoái khiến 24 người thiệt mạng và ít nhất 45 người khác bị thương...   

Chuyến thăm của Giáo hoàng Francis diễn ra chỉ vài tuần sau khi liên tiếp các vụ đánh bom khủng bố nhằm vào hai Nhà thờ Cơ đốc giáo tại thành phố Tanta và thành phố duyên hải Alexandria của Ai Cập khiến 47 người thiệt mạng và hơn 100 người khác bị thương.

Đức Giáo hoàng Francis đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ hành động tấn công khủng bố, gửi lời chia buồn đến Giáo hội chính thống Cơ đốc giáo và tất cả người dân Ai Cập, đồng thời mong muốn chuyến thăm lần này có thể giúp mang lại an bình và đoàn kết tôn giáo./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xung đột lan rộng trong khu vực ảnh hưởng đến tiến trình hòa bình ở Yemen

Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi, ngày 15/4, Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) về Yemen, ông Hans Grundberg, đã bày tỏ quan ngại về căng thẳng ngày càng leo thang ở Yemen, đồng thời cảnh báo tiến trình hòa bình ở quốc gia Trung Đông này có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong bối cảnh xung đột khu vực ngày càng lan rộng.

Xung đột lan rộng trong khu vực ảnh hưởng đến tiến trình hòa bình ở Yemen
Lưu ý doanh nghiệp trước những chính sách mới của Ai Cập

Trước những chính sách tiền tệ mới của Ai Cập sẽ có tác động theo chiều hướng tích cực (ít nhất trong ngắn hạn) với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập lưu ý doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với bên nhập khẩu để chuẩn bị và làm rõ yêu cầu với sản phẩm của mình bởi các chính sách mới còn chưa được phía cơ quan chức năng Ai Cập quy định rõ ràng.

Lưu ý doanh nghiệp trước những chính sách mới của Ai Cập
Ai Cập sẵn sàng tiếp nhận người Palestine bị thương vì xung đột

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa qua đã bày tỏ hoan nghênh quyết định của Ai Cập trong việc tiếp nhận khoảng 80 người bị thương và đang có bệnh từ Dải Gaza của Palestine, khu vực đang bị bao vây do xung đột, đến các bệnh viện thuộc lãnh thổ nước này để điều trị.

Ai Cập sẵn sàng tiếp nhận người Palestine bị thương vì xung đột
Châu Á phải tạo điều kiện cho hòa bình, an ninh và thịnh vượng

Hãng tin The Business Times dẫn lời Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại lễ bế mạc Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai châu Á khẳng định, ngay cả khi tồn tại khó khăn song phương, đồng thời để thực hiện hóa lời hứa mà khu vực đưa ra, các nước châu Á nên tiếp tục hợp tác cùng nhau, cũng như đảm bảo sự ổn định cho xã hội nước nhà để thúc đẩy phát triển trong tương lai.

Châu Á phải tạo điều kiện cho hòa bình, an ninh và thịnh vượng
VIỆN NGHIÊN CỨU HÒA BÌNH QUỐC TẾ STOCKHOLM (SIPRI):
Xây dựng hòa bình, ngăn chặn chiến tranh giúp giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực

Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), an ninh lương thực toàn cầu đã trở thành một vấn đề lớn, gắn liền với các cuộc xung đột kéo dài ở Ukraine, Somalia, Syria và nhiều nơi khác. Hơn bao giờ hết, cần có hành động khẩn cấp để củng cố hòa bình, củng cố nền kinh tế nông nghiệp toàn cầu và đảm bảo sản phẩm dinh dưỡng có giá thấp hơn cho mọi người dân, báo cáo mới của SIPRI nhấn mạnh.

Xây dựng hòa bình, ngăn chặn chiến tranh giúp giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực
Return to top