ClockThứ Sáu, 16/04/2021 07:54

Giao thoa văn hóa Việt – Pháp

TTH.VN - Đây là chủ đề buổi nói chuyện do Viện Pháp tại Huế tổ chức tối 15/4 với sự tham gia của diễn giả Đỗ Trinh Huệ, nguyên giảng viên Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế.

“Giáo dục Việt Nam dưới thời thuộc địa”“Gánh hàng rong và những tiếng rao trên đường phố Hà Nội”“Khơi nguồn văn hóa nghệ thuật thế kỷ XIX – XX – XXI”Ảnh hưởng của Pháp với sự hiện đại hóa của văn hóa Việt Nam

Thầy giáo Đỗ Trinh Huệ giới thiệu cuốn sách “Hồi ký của một ông già Việt học” 

Với nhiều năm giảng dạy tiếng Pháp và nghiên cứu về văn hóa, văn học Pháp, diễn giả Đỗ Trinh Huệ chia sẻ về mối tương tác Việt – Pháp; những đặc trưng văn hóa của người Pháp; dấu ấn Pháp trong văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, thể hiện rõ nét trong một số tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ: Hồ Biểu Chánh, Khải Hưng, Xuân Diệu, Vũ Đình Liên, Thanh Tịnh…

Dịp này, diễn giả Đỗ Trinh Huệ cũng ra mắt độc giả cuốn sách “Hồi ký của một ông già Việt học” do NXB Thế giới và MaiHabooks ấn hành.

“Hồi ký của một ông già Việt học” do thầy giáo Đỗ Trinh Huệ biên khảo là cuốn sách giới thiệu toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của học giả L. Cadière, thể hiện qua 4 phần: Thân thế và sự nghiệp của L. Cadière; ấn phẩm của L. Cadière; tâm thức tiếp cận của L. Cadière với văn hoá, ngôn ngữ, tín ngưỡng và gia đình Việt Nam; hồi ký của một ông già Việt học. Cuốn sách giúp người đọc hiểu rõ về những đóng góp của L. Cadière đối với văn hóa Việt Nam.

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa

Phương hướng phát triển lĩnh vực văn hóa và bảo tồn di sản văn hóa của Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt chỉ rõ: Xây dựng hệ giá trị đặc trưng, giàu bản sắc văn hoá Huế, con người Huế trên cơ sở gìn giữ, bảo tồn, tôn vinh, phát huy những giá trị truyền thống, đặc trưng, tiêu biểu về văn hoá, lịch sử, con người Huế.

Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa
Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Cách đây vài năm, khi ngành văn hóa Huế tiên phong trong việc phục hưng áo dài truyền thống đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, kể cả trái chiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự kiên trì, đồng lòng của tập thể cán bộ, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và người dân, đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể
Return to top