ClockThứ Tư, 18/07/2018 15:30

Giáo viên Đông Nam Á tìm hiểu về giáo dục môi trường

TTH.VN - Tờ The Jakarta Post ngày hôm nay (18/7) đưa tin, khoảng 28 giáo viên đến từ 7 quốc gia trên khắp khu vực Đông Nam Á vừa đến trường trung học dạy nghề SMK Wikrama ở thành phố Bogor, tỉnh Tây Java của Indonesia tìm hiểu về dự án “Giáo dục môi trường vì sự phát triển bền vững” của ngôi trường này.

Lào, Singapore ký biên bản ghi nhớ hợp tác giáo dục, môi trườngẤn Độ xuất bản đầu sách giáo dục trẻ em bảo vệ môi trườngCảnh báo tình trạng “nghiện” sử dụng nhựa ở Đông Nam ÁMức tiêu thụ ô tô của các nước Đông Nam Á tiếp tục tăng trong tháng 7Hội nghị Môi trường LHQ hướng tới “một hành tinh khỏe mạnh”

Học sinh trồng cây trong một khu đất trống ở Citeureup, thành phố Bogor, tỉnh Tây Java, Indonesia. Ảnh: The Jakarta Post

Các giáo viên đến từ Trung tâm khu vực về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục về khoa học của Chương trình Khoa học của Tổ Chức Bộ Trưởng Giáo Dục Các Nước Đông Nam Á (SEAMEO), nhằm đào tạo giáo viên trên khắp khu vực Đông Nam Á trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học và văn hóa.

Heri Setiadi, một thành viên phục vụ cho chương trình cho hay, các giáo viên tham gia đến từ Việt Nam, Lào, Philippines, Myanmar, Thái Lan, Đông Timor và Indonesia. “Chúng tôi hy vọng khái niệm “Giáo dục môi trường vì sự phát triển bền vững” mà trường hiện đang thực hiện có thể truyền cảm hứng cho những giáo viên này và có thể áp dụng nó vào các quốc gia của họ”, Heri nói thêm.

Được biết, trường trung học dạy nghề SMK Wikrama đã có nhiều thành tựu liên quan đến việc bảo vệ môi trường và một số hoạt động liên kết với chương trình của SEAMEO.

Bên cạnh đó, một giáo viên sinh học đến từ trường trung học Finantil Comoro ở Đông Timor, cô Jenina Alves Marcal cho rằng, cô thích ý tưởng của trường Wikrama về việc sử dụng phần mái nhà của nhà trường để trồng rau hữu cơ và cây cảnh, sau đó bán cây trồng ngay tại căng tin.

Hiệu trưởng của trường Wikrama, bà Iin Mulyani khẳng định, kể từ khi được thành lập vào năm 1996, trường luôn tập trung vào trách nhiệm với môi trường.

“Chúng tôi cố gắng tiết kiệm càng nhiều càng tốt; chẳng hạn như, không sử dụng máy điều hòa không khí trong các lớp học và tối ưu hóa việc sử dụng ánh sáng mặt trời. Chúng tôi là trường thành viên của Mạng lưới các trường liên kết của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp quốc (UNESCO). Chúng tôi đã nhận được Giải thưởng Xanh của Indonesia vào năm 2012, 2014 và 2016. Chúng tôi cũng được bình chọn là một ngôi trường truyền cảm hứng trong năm nay”, bà Iin Mulyani lưu ý. 

Cũng theo Hiệu trưởng của trường Wikrama, nhà trường tích hợp giáo dục môi trường vào các hoạt động ngoại khoá hàng ngày. Một trong những hoạt động này là tái chế rác thải thành đồ thủ công.  

Thanh Ngân (Lược dịch từ The Jakarta Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khi người học được “chấm điểm” người dạy

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 01) về chuẩn cơ sở giáo dục đại học; trong đó, có một tiêu chí rất được quan tâm là tỷ lệ người học hài lòng với giảng viên về chất lượng và hiệu quả giảng dạy không thấp hơn 70%.

Khi người học được “chấm điểm” người dạy
Đông Nam Á trong cuộc chiến chống sốt xuất huyết

Gần đây, Đông Nam Á ghi nhận hàng chục nghìn ca sốt xuất huyết, với hàng trăm ca tử vong. Chính phủ Singapore, Malaysia và Indonesia đã triển khai nhiều biện pháp như thả muỗi mang vi khuẩn đặc biệt nhằm giảm số lượng muỗi mang virus gây bệnh, cùng với hàng loạt nỗ lực của cộng đồng nhằm giải quyết bệnh sốt xuất huyết. Nhưng với số ca nhiễm vẫn đang gia tăng, những biện pháp này hiệu quả đến mức nào?

Đông Nam Á trong cuộc chiến chống sốt xuất huyết

TIN MỚI

Return to top