ClockThứ Tư, 03/03/2021 07:45

Gieo hạt tử tế từ giáo dục

TTH - Xuất phát từ mong muốn xây dựng giấc mơ Huế, Cộng đồng những người sống tử tế xứ Huế (GNH Huế) đã và đang có kế hoạch “gieo” những hạt mầm ý nghĩa, với những công việc thiết thực từ giáo dục.

Giáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ - kì 1: Khám phá cuộc sống quanh taGiáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ - Kỳ 2: Vừa dạy học, vừa lắng ngheGiáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ - kì 3: Kỳ 3: Khơi dậy niềm đam mê

Thành viên Nhóm GNH Huế hướng dẫn học sinh đọc sách

Buổi học ngoại khóa toàn trường hôm ấy của học sinh Trường tiểu học Tây Lộc khác so với những lần trước đây. Các em được các cô chú, anh chị trong nhóm GNH Huế nói, nhắc nhở về những điều gần gũi, như kính thầy, yêu bạn, thái độ sống và cách ứng xử giữa các em... Những thông điệp cuộc sống ấy được truyền tải qua những câu chuyện, trò chơi đem lại sự trải nghiệm thú vị theo cách vừa chơi – vừa học.

Trong không gian sân Trường tiểu học Tây Lộc, những thông điệp ý nghĩa về giáo dục đạo đức, nhân cách được bố trí trên thân cây, ghế đá, qua các buổi đọc sách được tổ chức sáng tạo đã phát huy hiệu quả. Các em tập trung lại thành nhóm sau khi nghe kể chuyện để thảo luận hoặc ngồi xung quanh gốc cây, cùng cô giáo đọc những cuốn sách phù hợp với lứa tuổi mà mình yêu thích. Sau khi đọc xong, mỗi em sẽ đưa ra những cảm nhận của bản thân về những câu chuyện mình vừa đọc. Điều này khiến các buổi đọc sách trở nên bổ ích, các em sẽ nhớ lâu và dễ liên hệ hơn với chính cuộc sống hơn.

Em Đoàn Thanh Phong, học sinh lớp 4/2 Trường tiểu học Tây Lộc cho biết, em thích đọc nhiều loại sách báo khác nhau, đặc biệt là những cuốn sách trong bộ sách gieo hạt cùng vĩ nhân mà GNH Huế vừa trao tặng cho nhà trường, vì sách rất đẹp, lại có những câu chuyện hay về các vị tướng tài giỏi, giúp các em rút ra bài học về lòng dũng cảm, sự trung thực.

Cô Ngô Thị Thúy Liễu, Hiệu trưởng Trường tiểu học Tây Lộc cho biết, mình rất tâm đắc với chương trình và hy vọng, GNH Huế sẽ bổ khuyết những hạn chế trong việc tổ chức đọc sách trong trường, là cầu nối, hỗ trợ nâng cao kỹ năng đọc cho các em học sinh, từng bước hình thành nên phong trào đọc sách trong nhà trường.

Ý tưởng khởi lập GNH Huế là từ thầy giáo Nguyễn Thanh Tùng, CEO của Hệ thống trường xanh Tuệ Đức, đồng thời là Viện trưởng Viện Quản trị tri thức KMI TP. Hồ Chí Minh với vai trò tư vấn và định hướng. Hiện GNH Huế được vận hành từ những người còn khá trẻ, tâm huyết và yêu Huế. Phương châm của nhóm là gieo những hạt mầm đạo đức – nghị lực – trí tuệ, 3 gốc rễ quan trọng của giáo dục hiện đại. Mô hình giáo dục chú trọng tính nhân văn này được tin tưởng có thể thay đổi, hình thành những thế hệ con người biết yêu thương, sống cống hiến.

Theo chị Nguyễn Thị Lộc, trưởng nhóm GNH xứ Huế, đây cũng là nền tảng, kim chỉ nam của GNH Huế. Để thực hiện theo mục tiêu này, GNH Huế dù chỉ mới thành lập khoảng hơn 4 tháng nhưng đã kết nối và tổ chức được nhiều chương trình ý nghĩa, như trao học bổng giúp đỡ các em học sinh khó khăn đến trường, trao áo mưa, áo ấm để giữ ấm các em vùng sâu, vùng xa trong mùa giá lạnh; xây dựng các tủ sách trong các trường học và các điểm đọc sách công cộng; tặng sách và tổ chức những buổi nói chuyện về cách nuôi dưỡng đạo đức mỗi ngày.

Từ thành công bước đầu của chương trình, tới đây sẽ không chỉ tiếp tục triển khai ở Trường tiểu học Tây Lộc mà còn ở các trường khác của thành phố, như: Trường tiểu học Phú Hòa, Trường THCS Phan Sào Nam, Trường tiểu học Phú Thanh (Phú Vang), Trường tiểu học Trung Chánh (Phú Lộc).

Mong muốn của cộng đồng GNH Huế là cùng ngành giáo dục triển khai chương trình “Chung tay lan tỏa văn hóa đọc”, thông qua các đợt tặng sách, nói chuyện, trao học bổng, trao quà... sẽ nhân rộng, lan tỏa chương trình, dần hình thành thói quen yêu sách, thích đọc sách. Đó cũng là cách nâng cao trí tuệ và trau dồi nghị lực của thế hệ học sinh sau này, giúp các em nuôi dưỡng ước mơ và quan trọng là trở thành người tử tế.

Bài, ảnh: Quang Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

​Giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các xã nghèo

Từ ngày 5/3 đến 15/3 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện A Lưới, Phú Lộc, Phong Điền, Phú Vang kiểm tra, giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các trường học có bán trú thuộc 25 xã nghèo.

​Giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các xã nghèo
Giáo dục văn hóa địa phương cho học sinh

Tết cổ truyền là dịp để mọi người tìm về với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đây cũng là dịp các trường học tổ chức những hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm để giáo dục văn hóa địa phương cho học sinh.

Giáo dục văn hóa địa phương cho học sinh
Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn

Để tăng cơ hội cho trẻ em ở vùng khó khăn được tiếp cận giáo dục mầm non có chất lượng, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch này vừa được Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện.

Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn
Những “trái ngọt” từ tấm lòng tử tế

Những người tôi đã gặp có những hoàn cảnh, công việc khác nhau, nhưng có một điểm chung là sống vì cộng đồng, không tiếc sức, tiếc của riêng góp phần mở đường giao thông, làm thay đổi diện mạo đời sống ở địa phương.

Những “trái ngọt” từ tấm lòng tử tế

TIN MỚI

Return to top