ClockThứ Ba, 29/12/2020 17:58

Gieo niềm tin vào bảo hiểm xã hội tự nguyện

TTH - Chị Huyền Tôn Nữ Thị Mừng ở đại lý thu phường Phú Hậu (TP. Huế) là người gieo niềm tin cho người dân về chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, tạo được hiệu ứng lan tỏa trong cộng đồng.

Chị Nguyệt có tài vận độngNhững người “truyền lửa” ở A LướiBảo hiểm xã hội tự nguyện: “Của để dành”

Chị Mừng (bên trái) giải thích về chính sách BHXH tự nguyện cho người dân

Tôi gặp chị Mừng tại chợ Dinh trong một buổi ra quân tuyên truyền, vận động tiểu thương tham gia BHXH tự nguyện. Cầm quyển sổ BHXH mang tên Huyền Tôn Nữ Thị Mừng ra chợ, chị xem đây là minh chứng để mọi người tin và làm theo. Gặp ai, chị cũng nói: “64 tuổi rồi mà tôi còn tham gia BHXH tự nguyện, mọi người tham gia như tôi để mai sau hưởng lương hưu và chế độ tử tuất”. Người thật, việc thật ai chẳng tin và thế là họ dần làm theo chị Mừng.

Họ tin chị Mừng cũng một phần chị nằm trong BCH Hội phụ nữ của phường Phú Hậu, phần vì nhiều năm nay chị giúp chị em vay vốn làm ăn, nhiều người khá giả lên. Hàng tháng, chị miệt mài tới từng hộ để thu tiền đóng của họ. Sự nhiệt tình, cộng với bản tính chất phác của chị nên họ tin khi chị nói tham gia BHXH có lợi lắm.

Mệ Trần Thị Sen, bán hàng tại chợ Dinh, sau khi được chị Mừng vận động đã vui vẻ móc trong túi lấy 138.600 đồng ra tham gia BHXH tự nguyện. Mệ nói, ai chứ chị Mừng nói thì tôi tin, chị ấy tốt bụng, hay làm việc tốt, thường xuyên giúp đỡ mọi người nên ai cũng thương hết.

Chị Mừng có cách vận động người dân khá chất phác, giản dị và vô cùng chân thật. Họ chăm chú lắng nghe khi chị nói chính sách này của Đảng và Nhà nước nhằm lo cho người dân. Mức đóng phù hợp với những người có thu nhập thấp và người tham gia có quyền lựa chọn mức đóng hàng tháng phù hợp với điều kiện thu nhập của mình... Điều mà tiểu thương nào cũng thích là chị Mừng tới tận nơi để thu tiền. Trường hợp chưa có tiền, chị Mừng không ngần ngại cho mượn để tham gia.

Là người được chị Mừng động viên tham gia BHXH tự nguyện, mệ Võ Thị Diệu Tâm, bán gạo bên lề đường, yên tâm đặt niềm tin vào chính sách. “Thấy chị Mừng nói về chính sách BHXH tự nguyện tôi rất muốn tham gia nhưng từ sáng tới giờ chưa có ai mua gạo cả”, Mệ Tâm cười tiếc nuối. Nhưng sự tiếc nuối đó nhanh chóng qua đi khi chị Mừng cho mệ mượn tiền tham gia BHXH tự nguyện. “Sau khi được chị Mừng vận động, tôi đã hiểu rõ về những lợi ích khi tham gia BHXH tự nguyện. Vì vậy, tôi không chỉ tham gia cho mình mà sẽ vận động người thân, hàng xóm cùng tham gia HBXH tự nguyện”, mệ Tâm bộc bạch.

Cứ miệt mài gieo niềm tin vào chính sách BHXH tự nguyện đến người dân địa phương, chị Mừng góp phần quan trọng vào việc nâng số người tham gia BHXH tự nguyện tại phường Phú Hậu. Tính đến đầu tháng 12/2020, số người tham gia BHXH tự nguyện tại đại lý thu UBND phường Phú Hậu đạt 187% kế hoạch được giao trong năm. Kết quả này cho thấy những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đã đi vào cuộc sống; công tác truyền thông đã phát huy hiệu quả, làm thay đổi nhận thức người dân; việc tổ chức, thực hiện chính sách BHXH tự nguyện ngày càng thuận tiện, tạo được niềm tin trong Nhân dân.

Bài, ảnh: An Nhiên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lan tỏa “Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam”

Thực hiện kế hoạch của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, về việc tổ chức Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba trong BĐBP tỉnh năm 2024, ngày 22/4, Đồn Biên phòng Vinh Hiền phối hợp với Trường THCS Vinh Giang (Phú Lộc) tổ chức “Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam”.

Lan tỏa “Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam”
Làm việc thiện, lan tỏa yêu thương

Ngạc nhiên khi Nguyễn Thị Nhi, sinh năm 1991, nghĩa là chỉ mới ngoài 30 tuổi nhưng đã có hơn 10 năm làm từ thiện. Chị đã được Hội LHPN tỉnh tuyên dương là 1 trong 10 phụ nữ tiêu biểu vì cộng đồng năm 2023.

Làm việc thiện, lan tỏa yêu thương
Lan tỏa văn hóa đọc trong đoàn viên, thanh niên

Với nhiều mô hình thiết thực và cách làm hiệu quả, tuổi trẻ Thừa Thiên Huế đã lan tỏa những giá trị, nét đẹp của sách và văn hóa đọc đến với các bạn đoàn viên, thanh niên.

Lan tỏa văn hóa đọc trong đoàn viên, thanh niên
Đưa sách đến với cộng đồng

Những năm qua, bên cạnh công tác phục vụ tại chỗ cũng như tổ chức các sự kiện về văn hóa đọc, Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế còn triển khai việc đưa sách, báo về phục vụ tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, các đồn biên phòng, trại giam… với mong muốn đáp ứng tốt nhu cầu hưởng thụ sách, báo của người dân.

Đưa sách đến với cộng đồng
Return to top