Gìn giữ, trao truyền “ngón nghề” cho hậu thế
TTH - Nhã nhạc cùng một số loại hình diễn xướng cung đình là minh chứng độc đáo về sự sáng tạo văn hoá đặc biệt của dân tộc Việt Nam. Đáng nói, hiện những tài liệu lịch sử về chúng còn lại không nhiều; trong khi không gian diễn xướng nguyên thuỷ không còn và số nghệ nhân, nghệ sĩ hiểu biết về kỹ thuật diễn xướng của những loại hình này còn quá ít ỏi… Thực tế này đã và đang đặt ra nhiều vấn đề khó trong việc bảo tồn và phát huy giá trị. Hồ sơ khoa học về các nghệ nhân, nghệ sĩ Nhã nhạc, Tuồng cung đình và Múa cung đình lần đầu tiên được thực hiện sẽ là sự khởi đầu để từng bước giải quyết vấn đề trên.
Tài liệu khoa học có ý nghĩa
Nhóm tác giả thực hiện hồ sơ khoa học này gồm 4 thành viên và 1 cộng tác viên của Phòng Nghiên cứu - Nghệ thuật, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế. Thành quả sau gần một năm điền dã, tiếp cận với 20 nghệ nhân, nghệ sĩ của các loại hình nghệ thuật Nhã nhạc, Tuồng và Múa cung đình đang sinh sống ở Huế và các vùng phụ cận, nhóm đã hoàn thành hồ sơ viết, 250 trang, giới thiệu về sự nghiệp của nghệ nhân, nghệ sĩ và ký âm các bài bản do họ thể hiện; 22 băng ghi âm, mỗi băng 90 phút; 45 đĩa DVD, mỗi đĩa dài 20 phút với nội dung ghi lại các kỹ thuật trình tấu, những kỹ năng nghề nghiệp của nghệ nhân, nghệ sĩ.

Nghệ nhân Trần Kích và cháu nội Trần Diệp đang trình tấu. Ảnh: huedisan.com.vn
Bằng cách tiếp cận với những tài liệu chính sử của triều Nguyễn, gặp gỡ những nghệ nhân, nghệ sĩ hoạt động nghề nghiệp liên quan, hồ sơ không những giới thiệu một cách hệ thống và đầy đủ toàn bộ lịch sử hình thành và phát triển của các loại hình diễn xướng cung đình, mà còn giới thiệu sự nghiệp hoạt động của các nghệ nhân, nghệ sĩ, nhấn mạnh những “ngón nghề” mỗi người đang nắm giữ; đồng thời, hệ thống hoá những bài bản trình tấu bằng ký âm, những trích đoạn tuồng do các nghệ nhân, nghệ sĩ diễn xuất bằng hình ảnh… Ông Trương Tuấn Hải, Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế gợi mở: “Lập hồ sơ khoa học về các nghệ nhân, nghệ sĩ là chúng ta gìn giữ lại cho thế hệ mai sau những ngón nghề, những bí quyết nghề nghiệp mà các nghệ nhân, nghệ sĩ hôm nay đang nắm giữ. Đây cũng là cơ sở để chúng ta xây dựng hệ thống “Báu vật nhân văn sống” về Nhã nhạc, Tuồng và Múa cung đình sau này”.

Một trang viết giới thiệu về nghệ sĩ.
… Câu chuyện của nghệ sĩ Trương Tuấn Hải từ những ngày lên 8 lên 10, thường được bố mẹ hoá trang vào các vai diễn rồi ngồi lên xe ba gác, kéo quanh các con đường của thành phố Huế để quảng cáo cho những vở tuồng diễn đêm…; chuyện của NSUT La Thị Cẩm Vân, một cô bé 9 tuổi rụt rè trước đám đông, sợ đến nỗi không dám ra sân khấu liền bị cha đánh đau. Khóc. Không ngờ, khóc do bị cha đánh đau lại là ấn tượng đầu tiên cô bé Cẩm Vân thuở ấy đã làm động lòng khán giả với cảnh diễn “khóc mẹ mất”... NSUT Thanh Long san sẻ: “Là một diễn viên Tuồng, Múa hát cung đình lâu năm, tôi rất tiếc bởi Tuồng Huế không còn rực rỡ như trước đây nữa. Chỉ ước mong lãnh đạo các cấp quan tâm bảo tồn và phát huy như một số nước trong khu vực đã làm. Được như thế, nghệ sĩ càng yên tâm diễn và cống hiến lâu dài cho sự nghiệp”.

Lớp nhạc công Nhã nhạc kế cận.
Điều này lại thêm một lần được mở ra từ ý kiến của ông Phan Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế: “Thiết lập hồ sơ khoa học về các nghệ nhân, nghệ sĩ đang nắm giữ các bí quyết về âm nhạc cung đình là một nỗ lực rất lớn của nhóm nghiên cứu thuộc Nhà hát. Đây là một nội dung nằm trong kế hoạch bảo tồn và phát huy âm nhạc cung đình Huế do Trung tâm thực hiện từ năm 2005 đến nay. Các kết quả đạt được chỉ là cơ sở để chúng tôi tiếp tục rút kinh nghiệm và mở rộng việc điều tra lập hồ sơ nghệ nhân, đồng thời chuẩn hoá các thông tin để phục vụ cho một dự án xây dựng cơ sở dữ liệu âm nhạc cung đình Huế, dự kiến sẽ triển khai đầu năm tới. Chúng tôi rất mong có sự phối hợp của các ban ngành và đông đảo các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các nhà chuyên môn cho dự án này”.
- Lễ hội cầu ngư và xuất quân đánh cá vụ Nam (02/02)
- "NGƯỜI THƯƠNG NHỚ THƯƠNG" - Khúc ca Huế của Tào Khánh Hưng (02/02)
- Phim “Nhà bà Nữ” hết Tết chưa hết “hot” (01/02)
- Thai Dương Hạ vào hội cầu ngư (01/02)
- Sắp ra mắt cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (01/02)
- Tuyên truyền, lan tỏa về xây dựng và phát triển văn hóa Huế, con người Huế (01/02)
- Mong có người tiếp nối việc nghiên cứu về vua Hàm Nghi (31/01)
- Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa di sản đối mặt nhiều khó khăn (30/01)
-
Lễ hội cầu ngư và xuất quân đánh cá vụ Nam
- "NGƯỜI THƯƠNG NHỚ THƯƠNG" - Khúc ca Huế của Tào Khánh Hưng
- Phim “Nhà bà Nữ” hết Tết chưa hết “hot”
- Thai Dương Hạ vào hội cầu ngư
- Sắp ra mắt cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
- Tuyên truyền, lan tỏa về xây dựng và phát triển văn hóa Huế, con người Huế
- Khai hội đền Huyền Trân “ngưỡng vọng tiền nhân”
- Hạ nêu, khai ấn cung chúc tân xuân
- Giọng Huế của con
- Thanh âm của Huế riêng mình
-
Phong, Trung & đam mê số hóa ảnh di sản
- Hạ nêu, khai ấn cung chúc tân xuân
- Giá trị cửa biển Thuận An
- Mong có người tiếp nối việc nghiên cứu về vua Hàm Nghi
- Khai hội đền Huyền Trân “ngưỡng vọng tiền nhân”
- “Đại triều Thề trai giới” không bằng thành kính thực lòng
- Tuyên truyền, lan tỏa về xây dựng và phát triển văn hóa Huế, con người Huế
- Thai Dương Hạ vào hội cầu ngư
- Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa di sản đối mặt nhiều khó khăn
- Phim “Nhà bà Nữ” hết Tết chưa hết “hot”
-
Lễ hội cầu ngư và xuất quân đánh cá vụ Nam
- Thai Dương Hạ vào hội cầu ngư
- Sắp ra mắt cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
- Tuyên truyền, lan tỏa về xây dựng và phát triển văn hóa Huế, con người Huế
- Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa di sản đối mặt nhiều khó khăn