ClockChủ Nhật, 09/08/2020 20:56

Gió và tình yêu vẫn thổi

TTH - Không chỉ có "Cô-Vy" tự sự - Gió và tình yêu vẫn thổi”, trong những ngày tháng Huế và cả thế giới dường như ngừng lại bởi dịch bệnh COVID-19, nhiều tác giả và nhà xuất bản Việt Nam đã bắt tay vào việc viết và phát hành các ấn phẩm nói về giai đoạn này.

Cuối tuần, khi mà dịch bệnh COVID-19 một lần nữa bùng phát sau bao ngày tạm lắng, tôi tự cách ly, làm việc trên máy tính và đọc tập sách bất chợt có được "Cô - Vy" tự sự - Gió và tình yêu vẫn thổi” của Nhà Xuất bản Hà Nội, phát hành vào tháng 6 vừa qua. Không có những con số gây hoang mang, không có người mắc bệnh, tử vong là bao nhiêu, tập sách chỉ bao gồm những câu chuyện nhỏ, cụ thể và ở mỗi góc nhìn tác giả đều cố kể câu chuyện của mình ở mức thật nhất. Nó thực sự cuốn hút và hấp dẫn tôi.

Không chỉ có "Cô-Vy" tự sự  - Gió và tình yêu vẫn thổi”, trong những ngày tháng Huế và cả thế giới dường như ngừng lại bởi dịch bệnh COVID-19, nhiều tác giả và nhà xuất bản Việt Nam đã bắt tay vào việc viết và phát hành các ấn phẩm nói về giai đoạn này. Chính những trang viết 100% "made in" Việt Nam đã làm phong phú thêm tủ sách mùa dịch. Có thể kể đến là những tác phẩm văn học: Đi qua hai mùa dịch (của Dy Khoa), Những ngày cách ly (của Bùi Quang Thắng), Con đã về nhà (của Nguyễn Tăng Quang)… Sẽ thật bất ngờ khi biết rằng, chàng trai trẻ Dy Khoa viết tự truyện Đi qua hai mùa dịch rất nhanh chóng, chỉ trong vòng 10 ngày. Còn Con đã về nhà là tập hợp những bức tranh của du học sinh Nguyễn Tăng Quang, vẽ trong thời gian cách ly tập trung tại Trường Quân sự Quân khu 7.

Có người bảo, COVID-19 đã đi vào văn chương. Còn tôi đọc, xem và rồi đối chiếu lại những gì đã và đang diễn ra ở Huế trong những ngày này, điều cảm nhận đầu tiên là nó gần gũi đến mức khó có tách bạch giữa những gì kể lại trong những trang sách hay các ký họa với thực tế đời thường. Rõ ràng, đã có những thay đổi về thói quen, sự chấp nhận và thích nghi cùng với cả những ứng xử văn hóa mới được hình thành trong mùa dịch. Có thể nói, đó đây ít nhiều vẫn còn sót lại những điều hư tật xấu, nhưng rõ ràng là đã có nhiều thói quen được chấp nhận từ bỏ, ví như tập tụ cà phê, bia bọt; không đeo khẩu trang khi ra đường… Rồi là chuyện thích nghi, ví như thích nghi với việc tiếp xúc với ai cũng phải giữ cự ly an toàn, không bắt tay nhau, chịu sự kiểm soát (và kiểm soát lại) người chung quanh có ho hay hắt xì…

Quan sát và trải nghiệm về những gì diễn ra, chợt thấy thương sao những cán bộ y tế ở các bệnh viện ngày đêm vất vả và những tai nạn có thể đến bất kỳ lúc nào, những người tình nguyện phải ngày đêm chốt giữ ở các trạm kiểm soát… rồi những sẻ chia cả về tinh thần lẫn vật chất khiến tôi như ngộ ra nhiều điều. Không chỉ là nỗi lo về cái chết, về kế sinh nhai... mà cũng từ đây, niềm tin, tình yêu và lòng nhân ái hiện hữu, như một phép màu trấn an, giúp cho mọi người vững tin và hy vọng. Còn như tác giả Trần Duy Thành trong tản văn ngắn Đừng sợ bỏ lỡ viết: “Đại dịch COVID-19 đặt ra cho chúng ta cơ hội và thách thức sống giữa thế gian, dù đôi khi vẫn không tránh khỏi cảm giác hoảng sợ và chơi vơi. Một khi bạn bình tâm lắng nghe bản thân mình, học cách cảm thấy đủ với bản thân, sống nguyên bản và tỉnh thức, bạn sẽ chọn ra điều thực sự quan trọng và gắn kết” (“Cô - Vy” tự sự  - Gió và tình yêu vẫn thổi).

Đan Duy

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bóng nắng

Bà Liếng sống một mình trong cái chòi dưới chân dốc Mù U. Nơi đó vắng ngắt, cánh đồng bỏ hoang, cỏ ngoi lên tới tận bờ, mấy con bò làng bên cũng chẳng buồn qua gặm những đám cỏ cằn khô. Bà Liếng là người đàn bà câm nên người làng quen gọi bà câm, quên mất cái tên Liếng từ bao giờ.

Bóng nắng
Lời nói dối yêu thương

Bà Tới đang cầm những tờ màu xanh lá trên tay đếm đi đếm lại đến hai lần rồi gói ghém cẩn thận vào bị áo, lấy ghim ghim lại. Số tiền này bà vừa mới đi vay của cô Minh tạp hóa gần nhà. Năm nay làm ăn khốn khó, mùa màng thất bát, vợ chồng bà lo lắng mấy tháng nay. Tiền đâu lo Tết, mua cho lũ nhỏ cháu ngoại bộ quần áo đẹp, rồi nạp học phí kỳ 2 cho thằng Bi…

Lời nói dối yêu thương
Lan tỏa tình yêu Huế xưa

Nhìn thấy được sức mạnh của mạng xã hội, Đào Hữu Quý thử thách bản thân bằng việc trở thành “nhà sáng tạo nội dung” (content creator), “nhồi nặn” sức hút của vẻ đẹp truyền thống Huế thành những video về văn hóa Huế… đăng lên mạng xã hội, khởi đầu là các món ăn độc lạ của Cố đô.

Lan tỏa tình yêu Huế xưa
Bông giấy vẫn nở dưới mưa xuân

Ngày ba mất, mắt mẹ buồn như cơn mưa mùa đông. Mẹ nhìn An như cây nhìn mưa, rũ rượi bên hông cửa. An lặng lẽ xếp từng chùm hoa giấy bỏ vào bao nilon. Năm nay không có tết rồi vì nhà cậu không ai buồn gắn những bông giấy nhỏ xinh để đem lên phố bán cho kịp người ta đưa ông Táo. Khi còn sống, ba An nói: “Cố mà giữ lấy nghề của tổ tiên. Ta không giàu vì những bông giấy Thanh Tiên mà giàu vì hồn quê, vì vốn văn hóa của một thời cha ông để lại”.

Bông giấy vẫn nở dưới mưa xuân

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top