ClockThứ Bảy, 24/09/2016 10:37

Giới thiệu chuyên luận về các trường phái lý luận phê bình văn học phương Tây

TTH.VN - Chiều 23/9, Hội Nhà văn tỉnh, Tạp chí Sông Hương và NXB Đại học Huế tổ chức giới thiệu tác phẩm “Các trường phái lý luận phê bình văn học phương Tây hiện đại và sự tiếp biến, vận dụng ở Việt Nam” của PGS. TS. Bửu Nam.

Tác phẩm vừa được NXB Đại học Huế ấn hành, chia làm 2 phần chính: Phần 1 bàn về các trường phái lý luận phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX; phần 2 bàn về sự tiếp biến và vận dụng lý luận phê bình văn học phương Tây ở Việt Nam.

Khác với các cuốn sách và các tài liệu viết về cùng đề tài, cuốn sách này chọn một cách viết riêng. Bức tranh phong phú và đa dạng các trường phái lý luận phê bình văn học phương Tây hiện đại hiện lên trong lối viết đối chiếu, so sánh các công trình kiểu Pháp, kiểu thực dụng Mỹ, kiểu triết – mỹ học, kiểu chiết trung… tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc, nhiều quan điểm khác biệt nhưng lại bổ sung cho nhau một cách hài hòa. Có thể nói, cuốn sách này cũng là một dạng “phê bình của phê bình”.

Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc (bên phải) tặng hoa chúc mừng PGS. TS. Bửu Nam

Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT, Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương nhận định: “Trong thời đại thế giới bùng nổ các lý thuyết văn học, các trường phái từ châu Âu đến châu Mỹ không ngừng tranh luận, vừa đối thoại vừa đối đầu, phát triển đan xen hết sức phong phú đa dạng. Vì vậy, một công trình có tính chất hệ thống hóa, chỉ ra những tiêu điểm cần chú ý, từ đó soi rọi vào tiến trình vận dụng lý luận phê bình văn học phương Tây vào Việt Nam, nhất là ở thời kỳ đổi mới, là hết sức cần thiết và đáng quý”.

PGS. TS. Bửu Nam tên thật là Nguyễn Phước Bửu Nam. Ông là một trong những tên tuổi quen thuộc của Phong trào đô thị Huế trước 1975. Trước đây, ông từng tham gia Ban biên tập Tạp chí Sông Hương. Hiện ông là giảng viên Khoa Ngữ văn, Trường đại học Sư phạm Huế, tham gia giảng dạy chuyên đề cho các lớp cao học về các trường phái lý luận phê bình văn học phương Tây hiện đại, Thi pháp học hiện đại, Lý thuyết tiếp nhận văn học, xã hội học văn học… Ông đã xuất bản nhiều công trình nghiên cứu, về nghiên cứu lý luận có: Lịch sử văn học Pháp thế kỷ XX; Văn học so sánh, nghiên cứu và triển vọng; Văn học Âu Mỹ thế kỷ XX… PGS. TS. Bửu Nam còn làm thơ với bút danh Trần Hoàng Phố và đã xuất bản các tập thơ “Cõi nhân gian lạ lẫm”, “Quê quán tôi xưa”, “Bóng của con nhân sư”…

Trang Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Theo đường xuất bản theo đường văn

Với gần 300 trang sách, tập bút ký “Theo đường xuất bản theo đường văn” (NXB Thuận Hóa, 2023) được tác giả Nguyễn Duy Tờ “nhớ, biết và viết” trong suốt thời gian một năm, kể từ tháng 10/2022 - tháng 10/2023. Cuốn sách ghi lại những kỷ niệm, tình cảm đặc biệt của ông dành cho những con người tài hoa mà nhờ “theo con đường xuất bản nhiều năm”, ông đã có cơ duyên gặp gỡ.

Theo đường xuất bản theo đường văn
Độc đáo “Lục bát món Huế”

Tháng 1 năm 2024, anh Lê Tân - người thực hành văn hóa ẩm thực Huế cho xuất bản một cuốn sách hết sức độc đáo “Lục bát món Huế” do Nxb Hội Nhà văn ấn hành. Sách dày 285 trang, in màu rất đẹp, bìa do họa sĩ Đặng Mậu Tựu trình bày. Đúng như tên gọi, “Lục bát món Huế” gồm 480 cặp (960 câu) lục bát, giới thiệu và dạy các món ăn và gia vị đặc trưng Huế. Mỗi món ăn được giới thiệu, ngoài bài thơ lục bát, còn có hình ảnh minh họa, và ghi rõ tên nghệ nhân trao truyền công thức chế biến. Điều đó cho thấy tác giả hết sức nghiêm túc khi ấn hành cuốn sách ẩm thực độc đáo này.

Độc đáo “Lục bát món Huế”
Bài thơ đô thị Huế

Cuộc thi “Thơ Huế 2023” do Tạp chí Sông Hương tổ chức với mục đích truyền và góp phần xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế theo Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương “trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh”.

Bài thơ đô thị Huế

TIN MỚI

Return to top