ClockThứ Tư, 16/03/2022 12:35

Giới thiệu sách giao khoa mới lớp 3, lớp 7, lớp 10 tới tất cả các địa phương

Theo thông tin từ Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, thực hiện lộ trình triển khai sách giáo khoa mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong năm học 2022 - 2023, tính đến ngày 16/3, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã tổ chức Hội thảo giới thiệu các bộ sách giáo khoa và thiết bị giáo dục lớp 3, lớp 7 và lớp 10 bằng hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến tới 50 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Học sinh có thể sử dụng sách giáo khoa Cánh Diều miễn phí tại website: https://hoc10.comChương trình và sách giáo khoa mới có nhiều môn không chấm điểmĐề xuất đưa sách giáo khoa vào nhóm hàng thiết yếuSẵn sàng triển khai chương trình lớp 6 trong điều kiện dịch bệnhKhông gặp khó khi chọn nhiều đầu sách giáo khoa

Tư vấn, giới thiệu với phụ huynh về sách giáo khoa tại hệ thống nhà sách của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Ảnh tư liệu: Thanh Tùng/TTXVN

Việc tổ chức hội thảo giới thiệu sách mới được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thực hiện từ giữa tháng 2/2022, sau khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10 sử dụng trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Dự kiến, đến cuối tháng 3/2022, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam sẽ hoàn thành việc giới thiệu sách giáo khoa mới đến toàn bộ các địa phương trên cả nước.

Hai bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là "Kết nối tri thức với cuộc sống" và "Chân trời sáng tạo" đã được sử dụng với lớp 1, 2 và 6. Trong năm học 2022 – 2023, những cuốn sách giáo khoa lớp 3, 7, 10 thuộc hai bộ sách này tiếp tục được giới thiệu tới cán bộ quản lí, giáo viên ở các địa phương.

Tại các buổi hội thảo, tác giả biên soạn sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã chia sẻ thông tin về quá trình biên soạn sách, những điểm nổi bật của các bộ sách/cuốn sách giáo khoa với cán bộ quản lí, giáo viên ở các địa phương. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cam kết đồng hành cùng các cơ sở giáo dục, các nhà trường trong việc tập huấn giáo viên cũng như trong suốt quá trình giáo viên, học sinh sử dụng sách giáo khoa và thiết bị giáo dục.

Tại hội thảo giới thiệu sách giáo khoa mới của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, ông Võ Văn Mai - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cho biết: Ngành giáo dục tỉnh sau hai năm thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới với học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 6 đã đem đến những hiệu quả tích cực. Trong quá trình triển khai, tỉnh đặc biệt quan tâm, thận trọng lựa chọn bộ sách giáo khoa phù hợp với đặc điểm học sinh, thực tiễn dạy học trên địa bàn.

Việc lựa chọn sách giáo khoa luôn tôn trọng ý kiến của các nhà trường, giáo viên nhằm đảm bảo tính hệ thống, kế thừa và không gây xáo trộn trong dạy học. Đồng thời, tính đến đặc thù vùng miền để sử dụng nhiều hơn 1 bộ sách giáo khoa trên toàn tỉnh, cũng như xây dựng chương trình địa phương phù hợp.

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đề nghị các nhà trường, cán bộ quản lý, giáo viên tập trung theo dõi để nắm bắt được toàn bộ tinh thần của các bộ sách giáo khoa mới. Nếu có vướng mắc, băn khoăn thì trao đổi ý kiến với phía nhà xuất bản để được giải thích rõ ràng. Trên có sở đó, tiếp tục nghiên cứu lựa chọn bộ sách giáo khoa đúng quy định, phù hợp với đối tượng dạy và học.

Ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng chia sẻ: Năm học 2022-2023 là năm thứ 3, ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; tiếp tục đổi mới theo lộ trình sách giáo khoa các lớp 3, 7, 10. Đặc biệt, năm học tới là năm đầu tiên triển khai chương trình, sách giáo khoa mới cấp Trung học Phổ thông nên sẽ gặp khó khăn và phức tạp hơn nhiều so với đổi mới ở cấp Tiểu học, Trung học Cơ sở. Bởi với cấp Tiểu học và Trung học Cơ sở là kiến thức cơ bản mang tính chất nền tảng, nhưng đối với cấp Trung học Phổ thông, mục tiêu là định hướng nghề nghiệp. Vì vậy, việc lựa chọn các môn học là rất quan trọng.

Cụ thể, ở cấp Trung học Phổ thông, học sinh sẽ có 5 môn học bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Giáo dục quốc phòng An ninh và Giáo dục thể chất. Các môn còn lại, các em lựa chọn 5 môn trong 3 nhóm: Khoa học xã hội (gồm các môn: Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lịch sử, Địa lý), Khoa học tự nhiên (gồm các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học), Công nghệ và nghệ thuật (gồm các môn: Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật).

Các nhà trường cần nghiên cứu để có kế hoạch tuyển sinh phù hợp, sắp xếp lớp phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và giáo viên, đồng thời, đáp ứng được nhu cầu của học sinh trong việc lựa chọn các môn học.

Theo Tin tức TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Sắc Huế trong em”

Đây là chủ đề hội chợ trường học lần thứ V, năm học 2023 – 2024 do Trường tiểu học Vĩnh Ninh tổ chức ngày 24/3.

“Sắc Huế trong em”
Chế biến trà từ hoa sim

Từ việc nghiên cứu đề tài tham dự cuộc thi khoa học – kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học, nhóm học sinh Trường THPT Đặng Trần Côn đã chế biến trà túi lọc từ hoa sim, một sản phẩm độc đáo từ nguồn nguyên liệu địa phương.

Chế biến trà từ hoa sim
Học sinh nghiên cứu khoa học

Phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh với nhiều đề tài có tính ứng dụng cao đã góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học.

Học sinh nghiên cứu khoa học

TIN MỚI

Return to top