ClockChủ Nhật, 07/06/2015 15:18

Giới trẻ vùng cao mê dân nhạc

TTH - Bảy giờ tối, nhà văn hóa xã Hồng Bắc sôi động tiếng chiêng, trống, khèn và những điệu hát của người Pa Cô. Trong trang phục truyền thống, hơn 10 nam nữ ở độ tuổi thanh niên hăng say tập luyện dưới sự hướng dẫn của những bậc cao niên có kinh nghiệm.

Chị Hồ Thị Tư, Phó trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện A Lưới cho biết, theo đề án bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị các dân tộc thiểu số huyện A Lưới giai đoạn 2015-2020, huyện A Lưới tổ chức được 3 lớp truyền dạy dân ca, dân nhạc, dân vũ ở 3 xã đại diện cho 3 dân tộc là Hồng Hạ (Cơ Tu), Hồng Kim (Pa Cô) và A Ngo (Tà Ôi) với chỉ tiêu mỗi lớp 10 học viên. Thế nhưng, số người đến học thực tế là 12-15 người/lớp, vượt ngoài sức mong đợi.

Lớp tập luyện dân ca, dân nhạc, dân vũ ở Hồng Bắc
Ở xã Hồng Hạ, sau khi được nghệ nhân Nguyễn Hoài Nam truyền dạy các điệu hát, điệu múa và cách sử dụng các loại nhạc cụ, 10 thanh niên trong xã tiếp tục đem niềm tự hào của dân tộc mình truyền dạy cho các học sinh ở độ tuổi tiểu học và trung học cơ sở. Ông Hoài Nam chia sẻ: “Lớp trẻ ở đây rất có ý thức bảo tồn, gìn giữ bản sắc dân tộc. Sau khi được truyền lại dân ca, dân nhạc, dân vũ, họ đến từng thôn vận động các em học sinh đang độ tuổi đến trường tập luyện, tổ chức truyền dạy ở 5 thôn vào các buổi tối trong tuần. Từ 10 học viên ban đầu, bây giờ nhân rộng thêm được hơn 50 em học sinh. Các em tập luyện rất hăng say, khi đi biểu diễn ở xã cũng khá đạt”.
Nghệ nhân Quỳnh Hầu, ở xã A Ngo phấn khởi, ngày xưa cứ đến lễ hội là hát ca. Do nhiều điều kiện khách quan nên lớp trẻ ngày nay ít biết về nghệ thuật truyền thống. Khi đi truyền dạy, thấy thế hệ trẻ chăm chú tập luyện, nhiều người còn lấy điện thoại di động để thu lại những lời giảng khiến ông vui mừng.
Trò chuyện với anh Lê Văn Thứ (sinh năm 1988), đang tập luyện dân ca, nhân nhạc, dân vũ ở xã Hồng Bắc mới hay chuyện, hầu như lớp trẻ ở các thôn, xã đều “không thờ ơ” với nét đẹp truyền thống của quê hương. “Từ nhỏ,                tôi có được học sơ qua ở ba mẹ. Bây giờ trưởng thành, tôi rất muốn lưu giữ những truyền thống của ông cha để lại nên phải cố gắng tập luyện để sau này bày lại cho con em thế hệ sau. Ngoài việc tập luyện, tôi cũng mong muốn bản thân trở thành nghệ nhân để truyền lại bản sắc dân tộc”. Anh Thứ tâm sự.
 
Quyết tâm gìn giữ
Già làng Hồ Văn Hạnh ở xã Hồng Trung cho rằng, nói về am hiểu thì số người ở A Lưới biết rất ít vì những danh từ trong các bài hát, điệu múa cổ khó hiểu, nhưng để tập luyện tương đối thì ở các xã đều có. Việc phục dựng 100% nguyên bản cần nhiều thời gian, nhưng niềm vui trước mắt là các địa phương đều có ý thức và quyết tâm gìn giữ nét đẹp truyền thống. Qua các lớp truyền dạy, ông Hạnh thấy được tinh thần và khát khao muốn bảo tồn bản sắc dân tộc của lớp trẻ. Trước khó khăn vì không có văn tự lưu để truyền dạy, những lớp học tổ chức ngắn hạn chưa có bài bản, chưa có chính sách hỗ trợ cho người học và sự khó hiểu của ngôn từ cổ so với ngôn từ hiện đại cộng với điều kiện khó khăn của những người đã lập gia đình, nhưng nhiều học viên đã tìm cách vượt qua.
Chị Hồ Thị Tư cho rằng, huyện A Lưới rất quyết tâm trong vấn đề gìn giữ bản sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số. Dù những lớp mở chính thức hay chưa chính thức, nhưng giới trẻ vẫn luôn tích cực hưởng ứng. Nhờ vậy, trong đội tham dự ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc miền núi lần thứ XI-2015 tổ chức ở Nam Đông ngày 15 và 16/5 vừa qua, xã Hồng Bắc đã giành được giải nhì; xã Hồng Hạ được giải ba về dân ca, dân nhạc, dân vũ.
Lê Hữu Phúc
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

220 năm quốc hiệu Việt Nam

“220 năm quốc hiệu Việt Nam – những chặng đường lịch sử (1804-2024)” là chủ đề cuộc hội thảo khoa học do Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức, diễn ra sáng 23/4 tại TP. Huế.

220 năm quốc hiệu Việt Nam
Đưa triển lãm di sản văn hóa Huế đến Điện Biên

Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế ngày 22/4 cho biết, trong khuôn khổ các hoạt động năm Du lịch quốc gia 2024 và Kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra tại Điện Biên, đơn vị đã đưa triển lãm chuyên đề “Huế - Di sản văn hoá, điểm đến tiềm năng” giới thiệu đến với công chúng.

Đưa triển lãm di sản văn hóa Huế đến Điện Biên
Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế

Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024) do Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sau khi đi qua nhiều tỉnh, thành đã đến Huế trình diễn vào tối 21/4 tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh, 41A Hùng Vương, TP. Huế.

Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế

TIN MỚI

Return to top