ClockChủ Nhật, 19/02/2017 07:35

Giữ “chất” Huế

TTH - Huế có nhiều nội hàm làm nên di sản văn hóa vùng đất không dễ nơi nào có được; từ chuyện ăn, chuyện uống, chuyện chơi… cho đến chuyện nói, ngay cả cái giọng nhẹ nhàng với tiếng “dạ” từ lâu cũng đã tạc vào di sản.

Cũng như bất kỳ ngôn ngữ nào, giọng Huế chấp nhận sự giao thoa và tiếp biến theo thời gian. Thời toàn cầu hóa, giọng Huế du nhập nhiều từ ngữ mới, và cũng vậy, để mất đi nhiều phương ngữ không còn đắc dụng nữa. Bây giờ, người Huế không còn gọi “cái sân” bằng “cái cươi”, “cái đầu” bằng “cái trốôc”… Nhiều từ ngữ dần dần đi vào “nghĩa trang chữ”. Ví như ở quê, các bếp nhà đã ít dùng các từ “con cúi”, “giần”, “sàng sảy”, quạt mo…; thay vào đó, các bếp quê đã quen dùng các từ mới: “nồi cơm điện”, “bếp gas”, lò vi sóng, tủ lạnh… Học trò Huế xưng hô giờ cũng khác. Những năm 70, nữ sinh gọi nhau là “ấy”, xưng là “mình”, nay từ “ấy” đã không dùng nữa, mà thay vào đó là  các đại từ “mi”, “bạn”, “trò”…

Tuy nhiên, có những từ ngữ đặc trưng cố hữu của Huế như “dạ”, như “mô – tê – răng - rứa” không mất đi; cũng vì thế mà tiếng Huế vẫn làm cho người ta nhớ. Nhiều người cho rằng, con gái Huế xưa ăn nói có duyên, nữ tính hơn con gái Huế thời nay. Điều này cũng có lý bởi xưa chú trọng “học ăn, học nói, học gói, học mở” hơn; tuy nhiên cũng phải thấy rằng, con gái Huế thời nay dạn dĩ, năng động hơn xưa, hội nhập tốt hơn xưa, ngôn ngữ nhờ vậy sôi động và thêm nhiều từ mới phong phú.

Nhưng có người lại lo sợ cứ như thế này thì ngôn ngữ Huế sẽ dần mất hết, dẫn đến hệ quả “chất Huế” mai một, rồi đề xuất phải dạy cho học trò, tuổi trẻ Huế xưng hô, giao tiếp theo ngôn ngữ xưa. Ý kiến này cực đoan, bởi ngôn ngữ tự nó tiếp biến theo quy luật đời sống xã hội và không dễ gì áp đặt được.

Nhưng có một số điều nên làm: đưa vào giảng dạy nhóm từ ngữ liên quan đến văn hóa Huế, hướng dẫn kỹ năng sử dụng giọng Huế. Nhiều người cho rằng giọng Huế không thuyết phục, hùng biện được. Nói như vậy là chưa hiểu về sức mạnh của giọng Huế. Hãy xem cách nói chuyện của nhà văn Bửu Ý, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, bác sĩ Cao Huy Thuần, nhà văn Tô Nhuận Vỹ… cách sử dụng giọng Huế của các nhà văn ấy thu hút và truyền cảm đến tất cả những ai gặp gỡ… Với giọng nói của mình, người Huế đi đến đâu cũng thật tự hào rằng “Tôi là người Huế”. Ai đã từng nghe bà Tôn Nữ Thị Ninh trò chuyện, phát biểu, đàm phán… chắc chắn sẽ rất ấn tượng. Đi không biết bao nhiêu quốc gia, đến không biết bao nhiêu vùng đất, bà vẫn giữ được giọng Huế rất đặc trưng trước cộng đồng quốc tế. Và Thái Kim Lan - người được mệnh danh là sứ giả của hai bờ văn hóa Đông – Tây, bà diễn thuyết khắp nơi bằng giọng Huế mà người nghe vẫn mê... Ấy là do họ đã sử dụng giọng Huế với sự tinh tế, lịch lãm, vốn hiểu biết thâm sâu.

Giữ “chất” Huế, giữ những tinh tế Huế vốn có là vậy!

HỒ ĐĂNG THANH NGỌC

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tuổi trẻ kiến trúc với di sản

Liên hoan Sinh viên Kiến trúc toàn quốc là hoạt động được tổ chức hai năm một lần (bắt đầu từ năm 1988) bởi Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Đây là hoạt động truyền thống có tầm vóc, quy tụ các trường đại học đào tạo ngành kiến trúc trên cả nước, là cơ hội thể hiện tài năng sáng tạo và hội nhập của các kiến trúc sư tương lai khi còn khoác áo sinh viên.

Tuổi trẻ kiến trúc với di sản
Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi

Sau 5 năm triển khai, Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật bài chòi trên địa bàn tỉnh dù đạt nhiều thành quả nhưng vẫn đối mặt rất nhiều khó khăn. Trong đó phải kể đến môi trường diễn xướng cho loại hình di sản này vẫn chưa nhiều và có nhiều thay đổi theo chiều hướng hiện đại, chương trình quảng bá chưa rộng rãi nên chưa thu hút người tham gia…

Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi
Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa

Phương hướng phát triển lĩnh vực văn hóa và bảo tồn di sản văn hóa của Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt chỉ rõ: Xây dựng hệ giá trị đặc trưng, giàu bản sắc văn hoá Huế, con người Huế trên cơ sở gìn giữ, bảo tồn, tôn vinh, phát huy những giá trị truyền thống, đặc trưng, tiêu biểu về văn hoá, lịch sử, con người Huế.

Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa
Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
Return to top