ClockThứ Tư, 24/03/2021 14:26

Giữ gìn ca Huế trong giới trẻ

TTH - Tín hiệu vui là ngày càng có nhiều bạn trẻ tìm về với văn hóa di sản của cha ông. Nhiều bạn trẻ ở Trường THPT chuyên Quốc Học Huế tâm nguyện gìn giữ, bảo tồn ca Huế. Qua đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản ca Huế.

Giáo viên và nghệ nhân giao lưu ca HuếĐưa ca Huế vào học đường: Sự chuẩn bị cho tương lai

Học sinh Trường THPT chuyên Quốc Học Huế tập hát ca Huế

“Rất nhiều người hỏi em tại sao lại yêu thích ca Huế? Tại sao lại chọn câu lạc bộ (CLB) ca Huế? Trương Sĩ Tú Anh, học sinh lớp 12 Anh 1 Trường THPT chuyên Quốc Học chia sẻ. Theo Tú Anh, các bạn trẻ hiện nay thường chỉ biết đến ca Huế thông qua các chương trình “ca Huế trên sông Hương” và tỏ ra không mấy hứng thú với loại hình nghệ thuật từng đóng vai trò quốc nhạc này. Tuy vậy, Tú Anh cho rằng, “ca Huế trên sông Hương” đã trở nên thương mại hóa, không còn giữ được “hồn” của những điệu hò Huế và rất khó để thu hút những người trẻ, vốn yêu thích những thể loại nhạc thịnh hành hơn như pop, rock, ballad…

Có thể hát được ca Huế, Tú Anh luôn cảm thấy trong từng điệu hò của ca Huế sự khoan thai, dàn trải, ngọt ngào như tâm hồn người xứ Huế. Nhận thấy sự thờ ơ của giới trẻ với một nét văn hóa đặc sắc của quê hương, Tú Anh và những người bạn của mình đã ấp ủ một dự án nhằm tạo cho mọi người một cái nhìn khác hơn về ca Huế. Từ đó, “Thiên Quang Hậu Mạc” mùa thứ hai đã ra đời. Được biết, “Thiên Quang Hậu Mạc” là một sự kiện trình diễn nhạc kịch hiện đại, kết hợp với các loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam do các bạn trẻ của Trường THPT chuyên Quốc Học dàn dựng và biểu diễn. Trong mùa đầu tiên, vở kịch kết hợp với nghệ thuật tuồng Huế của các bạn được khán giả đón nhận khá tích cực. Ở mùa thứ hai này, ca Huế là nguồn cảm hứng để Tú Anh và “đồng đội” xây dựng kịch bản cũng như luyện tập, chuẩn bị cho ngày công diễn.

“Lý do mà chúng em lấy ca Huế làm cảm hứng là do tính thân thuộc, gần gũi với con người xứ Huế. Hằng ngày, ngoài giờ học ở trường và các giờ học thêm, em và các bạn thường xuyên ở lại trường vào buổi trưa để luyện tập những cảnh trong vở kịch của mình. Tuy vậy, do các thành viên trong “Thiên Quang Hậu Mạc” đa phần đều đang học lớp 12 nên cũng thật khó để chúng em tụ tập đông đủ trong một buổi tập”, Tú Anh cho biết. Khó khăn là thế, nhưng hơn 100 thành viên của dự án ai cũng cố gắng, nỗ lực để hoàn thành vai diễn của mình. Đến hiện tại, vở kịch đã bước vào những cảnh tập luyện cuối cùng. Dự kiến, “Thiên Quang Hậu Mạc 2” sẽ được công diễn vào cuối tháng 4 sắp tới.

Tú Anh và các bạn còn được sự hướng dẫn của cô giáo Hồ Thị Tâm (nhà văn Đông Hà) trong quá trình chuẩn bị kịch bản. Các bạn đã tự tìm đọc những tài liệu nghiên cứu về ca Huế để tự xây dựng nên vở kịch của mình, cùng với sự cố vấn của cô Đông Hà để giúp hoàn thiện kịch bản. “Các em có niềm đam mê rất lớn đối với ca Huế và cũng rất chịu khó tìm hiểu để tránh những sai sót trong nội dung kịch bản. Chính vì vậy, qua mỗi lần chỉnh sửa, vở kịch lại càng có nội dung chặt chẽ và ít sai sót hơn.”, cô Đông Hà chia sẻ.

“Là những người con của mảnh đất Kinh đô một thuở, em nhận ra rằng tuy ca Huế vẫn còn được mọi người biết đến, những giai điệu vẫn còn được cất lên trên mảnh đất này, nhưng ca Huế đã không còn phát triển rực rỡ như cách nó đã từng. Thông qua “Thiên Quang Hậu Mạc”, hy vọng mọi người, đặc biệt là những người trẻ sẽ quan tâm đến ca Huế nhiều hơn, để giữ gìn một di sản văn hóa độc đáo mà người xưa để lại”, Tú Anh bộc bạch.

Việc giữ gìn bản sắc văn hóa Huế không thể là sự tự thân của mỗi ai. Để vun đắp tình yêu với văn hóa di sản cho lớp trẻ, cần sự quan tâm của xã hội, các ngành, các cấp tạo điều kiện để các em có thể thâm nhập sâu hơn. Nếu các em tổ chức các hoạt động thâm nhập thực tế, tìm hiểu di tích một cách hiệu quả, có thể hỗ trợ bằng cách miễn vé. Nếu các em muốn tìm hiểu sâu về nhã nhạc, các đơn vị nghệ thuật có thể biểu diễn, giới thiệu, hướng dẫn...

Bài, ảnh: ĐĂNG TRÌNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

Làm gì để giữ gìn văn hóa Huế trong dòng chảy cuộc sống hôm nay? Đó là nỗi trăn trở của những người yêu Huế. Muốn giữ gìn, phát huy, lan tỏa thì phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phải kể đến đối tượng học sinh – sinh viên đang học tập, sinh hoạt trong mỗi trường học.

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ
Hương sắc Cố đô

Từ ngày bén duyên với công nghệ ướp hoa tươi thành hoa tươi bất tử, tình yêu hoa của chị Nguyễn Thị Thanh Lân (Phong Thu, Phong Điền) càng được chắp cánh. Ngày đêm miệt mài tìm tòi, nghiên cứu, cô gái trẻ đã sáng tạo ra những sản phẩm hoa tươi bất tử xinh xắn, độc bản từ những cánh đồng hoa.

Hương sắc Cố đô
Đẹp tinh khôi với vòng tay epoxy resin

Đam mê với epoxy resin, không chỉ làm nên những sản phẩm thủ công đẹp mắt, Hoàng Linh, cô gái 9X còn cho ra đời những chiếc vòng tay xinh xắn làm từ hoa lá khô.

Đẹp tinh khôi với vòng tay epoxy resin
Bay bổng với nghệ thuật calligraphy

Nhẹ nhàng và tỉ mỉ, Trần Thị Thanh Tuyền, cô gái đam mê Calligraphy (thư pháp phương Tây) dành tâm trí hoàn toàn vào từng nét chữ. Dưới cử động thuần thục của những ngón tay, từng chữ cái với những nét mực uốn lượn thanh tao lần lượt xuất hiện trên trang giấy.

Bay bổng với nghệ thuật calligraphy
Mai, Đào và cách quản lý khán giả chưa đủ tuổi đến rạp

Những ngày qua, hai bộ phim điện ảnh “Mai” do Trấn Thành làm đạo diễn và “Đào, phở và Piano” là chủ đề được bàn tán sôi nổi nhất trên các diễn đàn mạng xã hội. Một bên là phim do tư nhân sản xuất, bên khác là do Nhà nước đặt hàng. Điểm chung là hai phim này đều nhận được sự quan tâm của công chúng, khán giả cả nước.

Mai, Đào và cách quản lý khán giả chưa đủ tuổi đến rạp

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top