ClockThứ Tư, 25/05/2022 14:03

Giữ gìn nghề đan truyền thống ở vùng cao A Lưới

TTH - Các sản phẩm đan lát của vùng cao A Lưới không chỉ có giá trị về mặt kinh tế, mà còn là nét đẹp văn hóa của đồng bào nơi đây, cần được giữ gìn.

Lưu giữ và phát triển nghề truyền thốngGìn giữ và trao truyền các giá trị văn hóa dân gianTranh trên đá cuội

Ông Quỳnh Nhất thôn A Chi - Hương Sơn, xã A Roàng, A Lưới vẫn giữ nghề đan truyền thống

Tại thôn Parit Kavin thuộc xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, chúng tôi được tiếp xúc với nghệ nhân A Viết Nhân. Ông cho hay: "Nghề đan lát được cha truyền lại cách đây hơn 50 năm nay. Đan là nghề truyền thống, vừa được nối truyền, nhưng phải sáng tạo, phải thực hiện qua nhiều công đoạn, cần phải có sự kiên trì và khéo léo, đó cũng là bí quyết riêng của mỗi người. Hiện nay trên địa bàn của huyện A Lưới, làm nghề đan hầu hết là những người có tuổi, lớp trẻ ít quan tâm. Hơn nữa, giá bán các sản phẩm lại rẻ nên nguy cơ thất truyền rất nhiều. Tôi tuổi đã cao, mỗi tháng đan được 3 hoặc 4 chiếc gùi, và các vật dụng khác, thu nhập khoảng 3 triệu đồng, tạm đủ chi tiêu trong gia đình”.

Nghệ nhân Quỳnh Nhất, thôn A Chi - Hương Sơn, xã A Roàng, tiếp chúng tôi khi trên tay ông vẫn đang tiếp tục hoàn thành những công đoạn cuối của một chiếc gùi cỡ lớn, để ngày mai kịp bàn giao cho khách. Nghệ nhân vừa trầm ngâm chia sẻ: “Bố biết nghề đan này từ khi còn nhỏ. Ngày đó nhiều người dân ở bản này biết đan lắm. Thời chiến tranh, những chiếc gùi này rất quý, dùng để tải lương thực, đạn dược cho chiến trường rất tiện lợi. Đến nay, đã hơn 60 năm làm nghề nên mọi vật dụng trong nhà đều tự đan lấy để dùng và bán kiếm tiền. Nhiều người chưa hiểu hết giá trị của nghề đan, vẫn cho là bây giờ đồ nhựa, đồ kim loại rất nhiều, lại rẻ, ngồi đan làm gì cho tốn công, tốn sức. Trân trọng nghề truyền thống của ông cha để lại là việc nên làm. Nghề đan lại tận dụng được những ngày công nhàn rỗi. Nhiều vật dụng mà các sản phẩm từ nhựa và sắt không thể thay thế được. Nghề đan còn là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, của bản làng mình sao mà bỏ đi được”.

Các sản phẩm từ nghề đan có thể được tiêu thụ theo đơn đặt hàng từ trước hoặc đem ra chợ bán, có người đến tận nhà để mua. Tùy theo kích thước, mỗi gùi có giá dao động từ 500 ngàn đồng đến hơn 1 triệu đồng. Một số vật dụng khác, như: mâm cơm, nong, nia, tuýp đựng cơm… cũng có giá dao động từ 200-700 ngàn đồng.

Ông Hồ Văn Ngưm, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới thông tin: Cùng với các làng nghề truyền thống khác, chính quyền các cấp và người dân huyện nhà đã có nhiều giải pháp để bảo tồn, gìn giữ nghề đan. UBND huyện A Lưới chú trọng công tác tuyên truyền, vận động, khuyến khích; giới thiệu, quảng bá các sản phẩm của nghề đan tại các lễ hội truyền thống trên địa bàn, mở lớp học miễn phí trong các thôn, bản... Nhiều sản phẩm được giới thiệu tới các du khách, mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Các sản phẩm của vùng cao A Lưới không chỉ có giá trị về mặt kinh tế, mà còn là nét đẹp văn hóa của đồng bào nơi đây.

Bài, ảnh: Xuân Bính

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp lửa truyền thống cho chiến sĩ mới

Chiều 14/3, đoàn công tác của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh do Đại tá Phạm Tùng Lâm, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn Huấn luyện- Cơ động và nói chuyện truyền thống với 115 chiến sĩ mới (CSM) đang được huấn luyện tại đơn vị.

Tiếp lửa truyền thống cho chiến sĩ mới
Gặp chàng trai xứ Huế nhiều lần vô địch giải vật truyền thống

Sinh ra trong một gia đình nông dân ở thị trấn Sịa (Quảng Điền), Lê Phước Long (sinh năm 1996) mê bộ môn vật ngay từ lúc nhỏ. Chính thức bước lên sới vật để thi đấu năm 16 tuổi, đến nay Long đã đạt được những thành tích đáng kể với bộ môn thể thao truyền thống này.

Gặp chàng trai xứ Huế nhiều lần vô địch giải vật truyền thống
Anh Noh chăm chỉ

Chăm chỉ học hỏi và áp dụng kiến thức, anh Viên Đăng Noh ở thôn A chi Hương Sơn, xã A Roàng, A Lưới thực hiện và phát triển mô hình nuôi dê bán chăn thả khá thành công…

Anh Noh chăm chỉ
Giảm nghèo bền vững từ Chương trình mục tiêu Quốc gia

A Lưới tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, có hiệu quả các nguồn vốn từ 3 chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG). Huy động các nguồn lực để đẩy mạnh tiến độ xóa nhà tạm, phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống dưới 12,01%.

Giảm nghèo bền vững từ Chương trình mục tiêu Quốc gia
Return to top