ClockChủ Nhật, 03/03/2019 07:43

Giữ mạch cho Ca Huế

TTH - Một ngày đầu năm, tôi may mắn được nhà thơ Võ Quê “lỳ xì” món quà quý. Đó là hai cuốn sách về Ca Huế mà ông đã gom góp, thai nghén qua nhiều năm.

Cầm trên tay cuốn “Khổ luyện & Tài hoa” (Nhà xuất bản Thuận Hóa, in xong và nộp lưu chiểu tháng 1 năm 2019), cảm giác nặng trĩu.

Nặng không hẳn vì sách dày (gần 300 trang) mà bởi ở đó, cuộn lên dòng chảy Ca Huế, được kết nối, trao truyền bằng tài hoa, sự khổ luyện của những nghệ nhân, nghệ sĩ. Bắt đầu từ cụ Ưng Bình, cụ Bửu Lộc, cụ Nguyễn Hữu Ba, cụ Ngọc Yến, cụ Văn Lang… đến các mệ Mộng Điệp, mệ Kim Oanh, mệ Minh Mẫn, mệ Thanh Hương… cho đến Hồng Tuyết, Thanh Tâm, Diệu Liên, Minh Tâm… Chân dung 60 nghệ sĩ hiển hiện trên từng trang sách, vừa để làm tư liệu quí cho những ai muốn tìm hiểu về dòng chảy Ca Huế, vừa để vinh danh những người khổ luyện, cống hiến cả cuộc đời cho nghệ thuật. Và ẩn trong dòng chảy ấy là tấm lòng của tác giả - kẻ phải lòng Ca Huế, mà cũng có thể gọi là “ông bầu” Ca Huế Võ Quê. Cuốn sách là những bài viết mà tư liệu, hình ảnh được ông dày công sưu tầm, như là máu thịt của một người hơn 40 năm sống cùng Ca Huế, diễn cùng các nghệ sĩ Ca Huế.

Trong câu chuyện với rất nhiều năng lượng trong ngày đầu năm ấy, không chỉ có sách. Còn nhiều thông tin nữa về Ca Huế. Là việc Ca Huế vừa có chuyến “xuất ngoại” trong chương trình thơ nhạc đặc biệt Lanterns hanging on the wind (Những chiếc lồng đèn treo vào ngọn gió) được phát sóng trên nhiều đài phát thanh của các trường đại học và các đài phát thanh công cộng ở Mỹ bắt đầu từ ngày mùng 7 Tết Kỷ Hợi. Là những chương trình giới thiệu Ca Huế cho các em học sinh sẽ được tiếp tục tổ chức trong một vài ngày tới. Và một mơ ước lớn. Là một ngày nào đó, Ca Huế sẽ được thế giới vinh danh. Một mơ ước mà ông và những người nặng lòng với di sản đang thầm lặng gom góp, ấp ủ.

Lần giở từng trang sách, tôi đã dừng lại rất lâu ở những dòng “gan ruột” trong lời nhà xuất bản. Rằng dòng chảy văn hóa đâu đó sẽ nghẽn lại, nếu không có sự trao truyền, tiếp nối. Dòng chảy ấy, còn đáng lo hơn, bị pha tạp nếu người trong cuộc dễ dãi chấp nhận, thỏa hiệp….Nhưng đáng lo hơn nữa, là không tiếp nhận một cách chọn lọc, sáng tạo những tinh hoa bên ngoài…

Lời từ sách, cũng là tâm huyết, trăn trở của “ông bầu” Ca Huế Võ Quê, với “ngọn lửa” Ca Huế vẫn cháy trong trái tim đã qua tuổi 70 của ông…

KIM OANH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữ nghề đan chiếu Âmber

Theo tục lệ của người Tà Ôi, trong các lễ cưới hỏi truyền thống, người con gái sẽ phải mang theo chiếu sính lễ (chiếu Âmber) để thể hiện tình yêu thương đối với nhà trai. Tùy theo điều kiện kinh tế mà đàng gái có thể đem một hoặc càng nhiều chiếu càng tốt. Phong tục này vẫn được lưu truyền, bởi thế, nghề đan chiếu Âmber vẫn còn lưu giữ cho đến ngày nay…

Giữ nghề đan chiếu Âmber
Nghệ nhân ưu tú Kim Vàng, sáng đẹp mãi lời ca

Ở độ tuổi 75, Nghệ nhân ưu tú (NNƯT) Kim Vàng, hội viên Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Ca Huế vẫn luôn tất bật với những công việc liên quan đến nghệ thuật Ca Huế, Ca kịch Huế.

Nghệ nhân ưu tú Kim Vàng, sáng đẹp mãi lời ca
Giữ sạch bãi biển mùa hè

Những ngày hè, khá đông khách đổ về các bãi biển để tắm mát, thưởng thức hải sản... Điều này cũng khiến các địa phương có biển phải chú trọng hơn đến công tác giữ sạch vệ sinh môi trường, giữ điểm đến ấn tượng trong lòng du khách.

Giữ sạch bãi biển mùa hè
Một “điệu buồn” của ca Huế

Nhiều chương trình ca Huế không đảm bảo thời lượng, việc xuất bến và cập bến không đúng thời gian quy định, đội ngũ biểu diễn “mạnh chi hát đó”, cạnh tranh không lành mạnh... là tình trạng tạo ra hình ảnh không đẹp trong lòng du khách khi nghe biểu diễn ca Huế trên sông Hương.

Một “điệu buồn” của ca Huế
7 đội thi tranh tài Liên hoan Ca Huế năm 2023

Liên hoan Ca Huế năm 2023 do Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức vừa được khai mạc vào tối 14/7 tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh (41A Hùng Vương, TP. Huế).

7 đội thi tranh tài Liên hoan Ca Huế năm 2023
Return to top