ClockThứ Ba, 30/04/2013 05:25

Giữ mối dây liên kết tình đồng đội

TTH - Cùng lên đường bảo vệ Trường Sa giai đoạn 1982 – 1985, những người lính trở về quê nhà và xoay vòng với cuộc sống mưu sinh từ đó. Mãi cho đến năm 1991, khi ông Lê Viết Chiêm, một cựu binh trong nhóm đồng hương người Huế tình cờ gặp lại đồng đội tại nhà máy dệt gần nhà. Mọi người hỏi thăm chuyện đời sống gia đình với bao buồn vui mừng tủi. Ý tưởng tìm lại bạn chiến đấu xưa được nhen nhóm từ đó.

Ban đầu, nhóm cựu binh Trường Sa chỉ có 7 người, dần tăng lên 22 người. Nhiều cuộc gặp mặt, tổ chức sinh hoạt dần đi vào nền nếp, họ chọn ngày 22/12 là ngày gặp mặt các cựu binh Trường Sa. “Mỗi năm luân phiên mỗi gia đình đứng ra đăng cai gặp mặt, mang vợ con đến chung vui. Anh em lại giở những bức ảnh, di vật ôn lại chuyện xưa, cùng nhau hát những bài ca về biển đảo. Mọi người tự nguyện đóng góp kinh phí, 1/3 số tiền trang trải cho cuộc gặp mặt, 2/3 còn lại gây quỹ để giúp đỡ đồng đội”, một thành viên trong nhóm nói.

Một số cựu binh nhóm Trường Sa giai đoạn 1982-1985 tham gia buổi nói chuyện về biển đảo tổ chức tại một trường học. Ảnh: Thái Bình

“Giai đoạn làm nhiệm vụ bảo vệ Trường Sa lớn đầy gian khổ; có được bữa rau xem như là bữa tiệc của đơn vị. Nhưng thiếu thốn về vật chất không đáng kể so với thiếu thốn tinh thần. Thời điểm ấy, vài ba tháng mới có một chuyến tàu chuyển hàng ra đảo, anh em cứ ngóng thư nhà. Có lá thư khi tới nơi chỉ dòng chữ ngoài phong bì còn nguyên, nội dung bên trong đã nhòe hết, không thể nào đọc nổi. Người nhận được thư cười như mếu. Nhớ những người không ngủ trưa mài từng con ốc làm tấm rèm mang về đất liền, suốt ba năm mới song sản phẩm nên quý lắm”… cựu binh Hoàng Trọng Hiếu hồi tưởng. Và bao nhiêu câu chuyện khác gợi lên trong lòng đồng đội ký ức đẹp về một thời trai trẻ ở vùng biển trời của tổ quốc trong những lần gặp nhau.

Hầu hết những người lính Trường Sa năm xưa trở về đều làm những công việc lao động chân tay như thợ làm cửa sắt, thợ sửa điện tử, đúc bờ lô… cuộc sống còn nhiều vất vả. Họ đã dùng tiền quỹ hội để những đồng đội vay vốn chăn nuôi, buôn bán nhỏ. Tuy chẳng nhiều nhặn nhưng hành động ấy có ý nghĩa vô cùng đối với những người gặp khó khăn. Tứ thân phụ mẫu đồng đội đau ốm, nhóm đều cử người thăm viếng, chia sẻ. Vật chất chẳng đáng gì nhưng cái chính là ở tấm lòng chung, đó cũng là điều để nhắc nhở nhau rằng: bên cạnh anh còn có những đồng đội xưa.
 
Luôn dành trọn tấm lòng mình hướng về biển đảo (nơi một thời từng gắn bó) và truyền tình yêu ấy cho các con, đó là điều mà mỗi cựu binh Trường Sa trong nhóm luôn nhắc nhở nhau. Họ còn tham gia một số hoạt động nói chuyện truyền thống cho các bạn trẻ. “Chúng tôi không dám mong ước nhiều, chỉ mong cuộc sống mỗi người luôn ổn định để buôi gặp mặt truyền thống hàng năm được đông đủ. Vừa rồi, tôi viết một bức tâm thư gửi Hải quân vùng 4 mong được trở lại thăm quần đảo Trường Sa. Đó không chỉ là nguyện vọng của riêng tôi mà còn là nguyện vọng của nhiều anh em cựu binh Trường Sa khác nữa”, ông Lê Viết Chiêm, cựu binh trong nhóm tâm sự.
Linh Tuệ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top