ClockThứ Năm, 18/04/2019 10:06

Giữ nhà rường - giữ nét đẹp văn hóa làng cổ

TTH - Cùng với sự hỗ trợ của tỉnh, gần đây, nhiều nhà rường trên địa bàn tỉnh được sửa chữa, tu bổ, góp phần giữ, làm đẹp và mới hơn cho hệ thống nhà rường Huế.

Trước xu hướng đô thị hóa, ngày nay không còn nhiều người làm nhà rường, phần vì kinh phí khá lớn, phần vì chưa đáp ứng nhu cầu của một bộ phận người trẻ thích những ngôi nhà hiện đại nên ngày càng ít đi những ngôi nhà rường mới được làm, dựng trên các làng quê. Song, ở những làng cổ như Phước Tích (Phong Điền) hay Thủy Biều, Thủy Xuân… (TP. Huế) vẫn còn nhiều gia đình, dòng tộc giữ nhà rường như giữ những nét đẹp văn hóa của gia đình, dòng tộc cho con cháu đời sau.

Cùng với sự hỗ trợ của tỉnh, gần đây, nhiều nhà rường trên địa bàn tỉnh được sửa chữa, tu bổ, góp phần giữ, làm đẹp và mới hơn cho hệ thống nhà rường Huế. Nhờ thế, những người thợ làm nhà rường có thêm việc làm, thu nhập ổn định, dù công việc này đòi hỏi sự kỳ công, tỉ mỉ, khéo tay mà không phải ai cũng làm được.

THỪA THIÊN HUẾ CUỐI TUẦN xin trân trọng giới thiệu những công đoạn làm nhà rường qua phóng sự ảnh của Nguyễn Khoa Huy.

Trước khi ra sản phẩm phải qua xưởng cưa

Trước khi ra sản phẩm phải qua xưởng cưa

Thợ lành nghề thường đảm nhận những công đoạn khó

Thợ lành nghề thường đảm nhận những công đoạn khó

Khéo léo từng nét đục​

Khéo léo từng nét đục​

Niềm vui người thợ trẻ

Niềm vui người thợ trẻ

Vài, kèo đã được hoàn thiện

Vài, kèo đã được hoàn thiện

Vào mộng

Vào mộng

Chung tay

Chung tay

Ngôi nhà dần nên hình hài

Ngôi nhà dần nên hình hài​

Nhà rường ở làng cổ Phước Tích thu hút khách

Nhà rường ở làng cổ Phước Tích thu hút khách

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa

Phương hướng phát triển lĩnh vực văn hóa và bảo tồn di sản văn hóa của Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt chỉ rõ: Xây dựng hệ giá trị đặc trưng, giàu bản sắc văn hoá Huế, con người Huế trên cơ sở gìn giữ, bảo tồn, tôn vinh, phát huy những giá trị truyền thống, đặc trưng, tiêu biểu về văn hoá, lịch sử, con người Huế.

Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa
Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích

Làng cổ Phước Tích được bao bọc bởi con sông Ô Lâu, thuộc xã Phong Hòa (huyện Phong Điền), cách TP. Huế 40km về phía bắc. Làng được thành lập từ năm 1470, dưới thời Lê Thánh Tông. Cùng với khung cảnh thơ mộng, kiến trúc những ngôi nhà rường – vườn có giá trị, các thiết chế văn hóa đặc sắc… Ngôi làng này được công nhận di tích Quốc gia vào năm 2009 giờ đang được các cơ quan chức năng tiến hành các bước lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích Quốc gia đặc biệt.

Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích
“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Cách đây vài năm, khi ngành văn hóa Huế tiên phong trong việc phục hưng áo dài truyền thống đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, kể cả trái chiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự kiên trì, đồng lòng của tập thể cán bộ, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và người dân, đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể
Return to top