ClockThứ Sáu, 03/12/2021 14:50

Giữ ổn định, tạo đà tăng trưởng kinh tế

Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát ở mức thấp, các cân đối lớn được bảo đảm; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng ở mức thấp nhất kể từ năm 2016; thị trường tiền tệ ổn định; sản xuất công nghiệp khởi sắc; kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng khá; doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh… là những thông tin tích cực được Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11, diễn ra sáng 2/12.

Đợt dịch COVID-19 bùng phát trên diện rộng từ cuối tháng 4 năm nay, tác động sâu rộng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, lấy đi nhiều thành quả trong xóa đói giảm nghèo phải mất nhiều năm mới đạt được. Điều này có thể thấy qua số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, khi tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 3/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay.

Nhưng qua 2 tháng của quý 4, khi thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, không những tình hình dịch bệnh trên toàn quốc được kiểm soát, mà tình hình kinh tế - xã hội khởi sắc với nhiều điểm sáng. Điều này khẳng định hướng đi đúng, hiệu quả trong kiểm soát dịch bệnh, tạo niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư, an tâm sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.

Với Thừa Thiên Huế, số liệu về tình hình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh tháng 11 và 11 tháng của năm 2021 vừa được Cục Thống kê tỉnh công bố cũng thể hiện rõ điều này. Chẳng hạn, chỉ số sản xuất công nghiệp của tháng 11 và lũy kế 11 tháng so với năm 2020 là 109,12% và 105,98%; trong đó các ngành công nghiệp chủ lực đều tăng trưởng khá, như công nghiệp chế biến chế tạo đạt 160,94%; chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, tre nứa đạt 115,95%, dệt đạt 116,28%, sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy đạt 139,28%. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 104,1% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó tăng mạnh nhất là vốn đầu tư nước ngoài 147,7%, vốn đầu tư doanh nghiệp 123,7%... Đây là cơ sở để tỉnh xây dựng các kịch bản tăng trưởng năm 2022 và những năm tiếp theo, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế và thích ứng với trạng thái bình thường mới.

Hiện nay chỉ còn chưa đầy 1 tháng là kết thúc năm 2021 và khoảng 2 tháng là đến tết nguyên đán. Đây là thời điểm nhu cầu tiêu dùng trong nước và thế giới đều tăng mạnh. Làm gì và làm như thế nào để tăng tốc sản xuất bù đắp lại thời gian khó khăn do dịch bệnh, vừa đáp ứng nhu cầu thị trường vừa tạo đà tăng trưởng kinh tế là điều chính phủ, các bộ, ngành, từng địa phương và doanh nghiệp đều hướng tới, chung sức, chung lòng thực hiện.

Trong phiên họp Chính phủ chuyên đề tháng 11 vừa qua, Chính phủ bàn đến việc xây dựng đề án Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Hiện, chương trình này đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thành dự thảo trình Chính phủ cho ý kiến thông qua và dự kiến trình Quốc hội xem xét ngay trong tháng 12 này.

Theo dự thảo chương trình, có 5 nhóm giải pháp chính là: Phòng, chống dịch bệnh; an sinh xã hội; hỗ trợ doanh nghiệp; thúc đẩy tiến độ đầu tư công và nhóm giải pháp về quản lý điều hành, đảm bảo cân đối vĩ mô, kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định và kiểm soát rủi ro. Các nhóm giải pháp có quan hệ mật thiết; trong đó kiểm soát dịch bệnh hiệu quả là tiền đề, điều kiện để doanh nghiệp khôi phục, ổn định, phát triển sản xuất. Các nhóm giải pháp điều hành của Nhà nước, hỗ trợ doanh nghiệp sẽ gỡ các nút thắt trong phát triển, tạo động lực tăng trưởng mới. Các nhóm hỗ trợ an sinh xã hội tiếp thêm nguồn lực cho người lao động và người sử dụng lao động an tâm đến nhà máy.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đa dạng nội dung, hình thức truyền tải để phát triển kinh tế báo chí

Nguồn thu của các tòa soạn báo (kinh tế báo chí) hiện đang sụt giảm nghiêm trọng nên đã đến lúc cần thay đổi nội dung, hình thức truyền tải đến độc giả. Việc thay đổi phải linh hoạt theo từng tòa soạn nhằm mục đích kéo nhiều độc giả đến với mình, vì chỉ khi có độc giả thì sẽ có nguồn thu trở lại.

Đa dạng nội dung, hình thức truyền tải để phát triển kinh tế báo chí
Các nước ngoài OPEC+ sẽ dẫn đầu tăng trưởng sản lượng dầu năm 2024

Theo dự báo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tăng trưởng sản lượng dầu và chất lỏng toàn cầu trong thời gian tới chủ yếu sẽ được thúc đẩy bởi các nước ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+), dẫn đầu là Mỹ, Guyana, Canada và Brazil, bù đắp cho việc cắt giảm sản lượng tự nguyện của OPEC+.

Các nước ngoài OPEC+ sẽ dẫn đầu tăng trưởng sản lượng dầu năm 2024
TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO):
Phong vũ biểu hàng hóa tiếp tục cho thấy đà tăng yếu trong thương mại

Thương mại hàng hóa toàn cầu sẽ tiếp tục phục hồi khiêm tốn trong những tháng đầu năm 2024, nhưng có thể dễ dàng bị chệch hướng do các cuộc xung đột khu vực và căng thẳng địa chính trị, theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Phong vũ biểu hàng hóa tiếp tục cho thấy đà tăng yếu trong thương mại
Return to top