ClockThứ Năm, 04/12/2014 06:56

Giữ vốn cổ

TTH - Vừa về Huế chưa lâu, T.S Thái Kim Lan lại vội vã sang Đức, chuẩn bị cho một triển lãm áo dài xưa sẽ tổ chức tại Hà Nội trước thềm năm mới 2015.

Hỏi chuyện, mới hay, đó là bộ sưu tập chị đã cất công thu thập, lưu giữ hàng chục năm qua. Có những món đồ mà thời bao cấp khó khăn, khi đang du học tại Đức, liên lạc thư từ về nhà, chị chỉ dặn mạ một điều: Giữ cho con mấy chiếc áo dài.

Ngoài những hiện vật được gia đình chị - vốn là một danh gia vọng tộc triều Nguyễn - cất giữ, có những chiếc áo dài chị tìm cách mua lại, gìn giữ để chúng khỏi thất tán. Rồi chị tìm về những cung nữ cuối cùng của triều Nguyễn, để học cách người xưa vấn khăn vành. Nói về cuộc triển lãm được ấp ủ từ rất lâu ấy, chị bảo, để chiếc áo dài được chú ý hơn.

Từ Huế ra đi. thành danh tại Đức, giờ T.S Thái Kim Lan lại muốn trở về Huế với nhiều dự định. Một trong những dự định ấy là giữ lại một con đường đẹp cho Huế, trên nền những ngôi nhà cổ may mắn còn sót lại bên phố Bạch Đằng. Chị bảo, đó là con đường đẹp nhất của Huế, với bóng những cây si cổ thụ mơ màng thả những chùm rễ um tùm xuống mé sống. Chị hối hả làm việc, như thể sợ nếu chậm hơn, những ngôi nhà cổ đã ọp ẹp ấy không còn thời gian để chờ đợi.

Rồi chị thương nhớ về cái bến cảng Thanh Hà xưa ở Bao Vinh. Ở đó, tỉnh từng có một dự án bảo tồn cảng cổ, những dãy nhà cổ mà chỉ cần đặt chân đến đó, đã thấy hồn lâng lâng một vẻ đẹp cổ kính, mơ màng và thoáng đạt. Không còn nhiều nhưng cái cổ xưa còn rớt lại cũng đủ cho những ai nặng lòng với vốn xưa thổn thức.

Huế đang phát triển. Huế đang dần hiện đại, như một sự khao khát được trở mình. Nhưng với những người đã chạm đến, đã trằn mình trong môi trường hiện đại, lạ thay, họ lại muốn trở về, để níu giữ những giá trị truyền thống xưa cũ.

Đúng như một học giả từng nói về Huế: Với những gì đã có trong qúa khứ về văn hóa, về kiến trúc, về không gian đô thị, Huế cứ hãy giữ gìn, đi lên từ vốn cổ ấy mà không cần phải vay mượn một thứ gì khác.

Kim Oanh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top