ClockThứ Bảy, 20/08/2022 06:45

Giúp phụ nữ ven biển và đầm phá phát triển kinh tế

TTH - Chị em ven biển và đầm phá Phú Lộc đang từng bước vượt khó, vươn lên trong phát triển kinh tế với sự đồng hành của tổ chức hội phụ nữ.

Giữ nghề đan lướiPhụ nữ làng biển

Phụ nữ Phú Lộc phát triển mô hình trồng trọt tại nhà

Từ rau sạch & nấm rơm ở Vinh Mỹ

Xã Vinh Mỹ nổi tiếng với truyền thống gieo trồng các loại rau từ lâu. Do đó, con người ở đây có rất nhiều kinh nghiệm và điều kiện tự nhiên cũng rất thuận lợi cho gieo trồng nông sản. Thực hiện chủ trương về phát triển nông nghiệp theo hướng liên kết sản xuất chuỗi, các hộ nông dân ở Vinh Mỹ đã tích cực triển khai thực hiện và trồng được nhiều diện tích rau hữu cơ các loại như cải, xà lách, ngò… Tuy nhiên, sản xuất chủ yếu nhỏ lẻ, nông sản sau khi thu hoạch chỉ qua sơ chế, chưa có nhãn hiệu. Từ năm 2019, một tổ liên kết trồng rau an toàn do tổ chức hội phụ nữ cơ sở được thành lập, tập hợp khoảng 10 hội viên. Đây là các mô hình ra đời từ việc triển khai Đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025”.

Cũng xung quanh chuyện trồng rau sạch, mới đây dự án phát triển chuỗi giá trị gắn với xây dựng thương hiệu “Rau hữu cơ Vinh Mỹ” do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Lộc chủ trì, được xúc tiến nhằm xây dựng và phát triển chuỗi giá trị, gắn với tạo lập, quản lý nhãn hiệu tập thể “Rau hữu cơ Vinh Mỹ” cho sản phẩm rau hữu cơ của huyện Phú Lộc.

Qua giới thiệu của bà Cái Thị Diệu Trang, Chủ tịch Hội LHPN huyện Phú Lộc, chúng tôi được biết, cùng thời điểm ở Vinh Mỹ còn có sự xuất hiện của tổ trồng nấm rơm của tổ chức hội phụ nữ, với sự góp mặt của trên chục chị em phụ nữ. Qua tham gia mô hình liên kết, các hộ làm nấm rơm mà nòng cốt là lực lượng phụ nữ đã trao đổi và học tập kinh nghiệm về trồng và thu hoạch nấm rơm để mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Mạnh dạn và tự tin hơn

Tổ liên kết trồng rau an toàn và nấm rơm ở Vinh Mỹ là hai trong số nhiều mô hình phát triển kinh tế của phụ nữ vùng biển và đầm phá huyện Phú Lộc. Thực tế cho thấy, huyện Phú Lộc có nhiều tiềm năng, thế mạnh về biển, đầm phá. Mặt nước đầm phá Cầu Hai - Lăng Cô hơn 12.000ha; có bờ biển dài hơn 60km với những bãi biển nổi tiếng như Hàm Rồng, Cảnh Dương, Lăng Cô, Bãi Chuối và vùng đảo Sơn Chà là những thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng.

Lộc Bình là một trong những xã có phong trào nuôi trồng thủy sản phát triển của Phú Lộc. Ở đây xuất hiện nhiều mô hình kinh tế nuôi trồng thủy sản gắn với vai trò chủ thể là phụ nữ. Tiêu biểu là chị  Huỳnh Thị Kim Ánh với mô hình nuôi cá mú Trân Châu. Đây là loài cá lai có nhiều ưu điểm, khả năng thích nghi cao, có thể nuôi trong ao, nuôi lồng bè, kể cả nuôi trong bể xi măng đều sinh trưởng, phát triển tốt và cho hiệu quả kinh tế cao. Từ phong trào nuôi cá lồng, cá giống ở xã Vinh Hiền đã xuất hiện mô hình điển hình của chị Trịnh Thị Lệ Trang. Qua phát triển phong trào chăn nuôi ra đời mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm của chị Trần Thị Sương (Vinh Mỹ) hay mô hình trang trại tổng hợp kết hợp với du lịch của chị Trần Thị Hà (thị trấn Lăng Cô). Họ là những phụ nữ tiêu biểu qua phong trào phát triển kinh tế của phụ nữ huyện Phú Lộc.

Ở Phú Lộc đã xuất hiện nhiều thương hiệu sản phẩm gắn liền với vai trò người phụ nữ, tiêu biểu như nước mắm Xuân Anh hay trà vả Lộc Mai. Cơ sở sản xuất nước mắm Xuân Anh ở xã Lộc Vĩnh lâu nay nổi tiếng chuyên sản xuất các sản phẩm nước mắm cá cơm, mắm ruốc nguyên chất, cá khô các loại và các loại mực ống, mực lá, mực khô, mực 1 nắng. Còn trà vả Lộc Mai có cơ sở chính tại Phú Lộc, từng lọt vào top 50 đặc sản nổi tiếng Việt Nam do Vietkings công bố.

Tạo điều kiện cho phụ nữ trong vai trò “tay hòm, chìa khóa”của gia đình ở vùng đầm phá và ven biển phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, các cấp hội phụ nữ ở huyện Phú Lộc không ngừng quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ hội viên dưới nhiều hình thức. Trước hết là hỗ trợ vay vốn ưu đãi qua kênh Ngân hàng Chính sách xã hội và một số ngân hàng, nguồn vốn các dự án, vốn tiết kiệm vì phụ nữ nghèo… Tính chung trong nhiệm kỳ 2016 - 2021, Hội LHPN huyện Phú Lộc đã khai thác, quản lý trên 198 tỷ đồng, cho 8.925 hộ vay phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội.

Bà Cái Thị Diệu Trang cho biết, giúp phụ nữ toàn huyện nói chung và vùng biển, đầm phá nói riêng làm ăn, phát triển kinh tế, Hội LHPN huyện đóng vai trò tác động kích cầu thông qua các diễn đàn khởi nghiệp, phối hợp mở các lớp tập huấn, dạy nghề, vận động hình thành các tổ hỗ trợ nhau cùng tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, còn liên kết với Trung tâm Hỗ trợ phát triển và khởi nghiệp phụ nữ tỉnh để hỗ trợ tìm đầu ra cho sản phẩm của các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ. Từ các phong trào, nhiều phụ nữ đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng bằng chính sức lao động của bản thân và gia đình.

Bài, ảnh: Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nâng triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm nay, đồng thời duy trì dự báo ảm đạm trong trung hạn, theo dữ liệu mới được công bố ngày 16/4.

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá

Thả con giống để tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản trên sông, đầm phá là hoạt động thiết thực được duy trì hàng năm nhằm góp phần phục hồi, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá

TIN MỚI

Return to top