ClockThứ Năm, 06/09/2018 09:52

Gỡ bỏ 'mạng lưới' chằng chịt các cơ sở công lập nghề nghiệp, giảm 10% đến năm 2021

Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh Xã hội (LĐTBXH) Đào Ngọc Dung đề nghị các địa phương bám sát tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 Khóa XII để tập trung, rà soát, sắp xếp các tổ chức giáo dục nghề nghiệp, đảm bảo bước đi vững chắc với mục tiêu đến năm 2021 giảm 10% các cơ sở công công lập.

Quy hoạch lại mạng lưới gần 2.000 cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Các trường nghề có thiết bị thực hành luôn thu hút học sinh theo học

Hiện cả nước đang có 1.954 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN), với gần 400 trường cao đẳng, hơn 550 trường trung cấp, hệ thống cơ sở GDNN cấp huyện. Bên cạnh các trường tuyển sinh và đào tạo tốt, không ít cơ sở đang "lay lắt" và đối diện khó khăn vì không có học sinh.

Sắp tới, Bộ LĐTBXH sẽ sắp xếp, quy hoạch lại mạng lưới "chằng chịt" này. Trước đó, trong 2 năm qua, Bộ LĐTBXH đã rà soát, sắp xếp và quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Kết quả, đã giảm được 35 trường cao đẳng, 328 cơ sở nghề nghiệp ở các huyện theo phương châm tích hợp lại 3 trong 1 và 2 trong 1. Cụ thể, cứ 3 trung tâm giáo dục dạy nghề, giáo dục thường xuyên và giáo dục tổng hợp sẽ sáp nhập làm 1 hoặc 2.

Theo kế hoạch, có 3 giai đoạn tổ chức, sắp xếp lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Theo đó, đến năm 2021, giảm 10% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, 10% biên chế, 10% cơ sở tự chủ. Đến năm 2025, con số này là 20%, năm 2030 là 40%. Hiện nay, giáo dục nghề nghiệp đang có nhiều khởi sắc. Nhiều trường nghề hoạt động hiệu quả và có chất lượng nhưng cũng có trường hoạt động không hiệu quả.

Để việc sắp xếp lại các trường cao đẳng, trung cấp hiệu quả, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung đề nghị các địa phương sắp xếp lại các trung tâm theo hướng tích hợp 2 trong 1; Rà soát lại các trường trung cấp theo định hướng nếu trường có trên 50 ngành nghề đào tạo trùng với các ngành nghề với các trường cao đẳng để tổ chức lại và sáp nhập vào trường cao đẳng.

Bộ LĐTBXH khuyến khích các trường tự chủ phát triển, giao quyền tự chủ cho các trường. Trước hết là tự chủ về tài chính, tự chủ về tổ chức; đồng thời chuyển mạnh sang đào tạo đặt hàng, kết nối với doanh nghiệp và đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đổi mới và phát triển giáo dục nghề nghiệp

Chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế cũng như thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, năm 2024, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm đổi mới, phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN).

Đổi mới và phát triển giáo dục nghề nghiệp
Định hướng nghề nghiệp tại Cộng hòa liên bang Đức

Chiều 23/12, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế phối hợp với Hội hữu nghị Việt - Đức tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Ngày hội “Hành trang du học và định hướng nghề nghiệp tại Cộng hòa liên bang Đức”.

Định hướng nghề nghiệp tại Cộng hòa liên bang Đức
Một nghề cho chín...

Trong giai đoạn hiện nay, hệ thống giáo dục nghề nghiệp (GDNN) được định hướng phát triển theo hướng mở, linh hoạt, đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp; trong đó, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng theo nhu cầu ngành, lĩnh vực, giúp người lao động vững tay nghề, chắc công việc.

Một nghề cho chín
Thành lập Tổ Hội nông dân nghề nghiệp trồng củ riềng

Tổ Hội Nông dân (HND) nghề nghiệp trồng củ riềng tại xã Quảng Thái (Quảng Điền) được thành lập và ra mắt ngày 31/10. Đây là tổ hội nghề nghiệp trồng củ riềng đầu tiên trên địa bàn tỉnh được thành lập và đi vào hoạt động.

Thành lập Tổ Hội nông dân nghề nghiệp trồng củ riềng
Return to top