ClockThứ Năm, 03/07/2014 05:33

Gỡ khó cho thu gom, xử lý rác thải

TTH - Sau hơn 2 năm triển khai đề án thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) trên toàn tỉnh, các địa phương đã tích cực vào cuộc.

Chắp vá và nhỏ lẻ

Thực hiện đề án thu gom, xử lý CTRSH của tỉnh, hầu hết các huyện, thị xã đều đã thành lập mạng lưới thu gom rác thải. Công ty TNHH NN Môi trường và Công trình đô thị Huế (gọi tắt HEPCO) được xem là đơn vị đầu mối chuyên thu gom, vận chuyển và xử lý rác cũng đã vươn ra nhiều địa phương có nhu cầu. HEPCO đang thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt tại 5 huyện, thị xã và thành phố, theo 2 mô hình: thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH trọn gói tại 38 phường, xã của T.P Huế, Hương Thủy, Hương Trà và mô hình vận chuyển, xử lý tại 37 xã, thị trấn của Hương Thủy, Hương Trà, Phú Lộc, Phú Vang. Hầu hết các địa phương đều thực hiện tích cực đề án thu gom xử lý CTRSH. Riêng báo cáo của HEPCO, tổng khối lượng rác thải do đơn vị xử lý đạt 275 tấn/ngày. Tỷ lệ thu gom đối với T.P Huế đạt 95%, Hương Thủy đạt 45%, Hương Trà 45%, Phú Lộc 40%, Phú Vang 35%.

Nhiều sông, đầm đang bị rác thải xâm lấn. Ảnh: Hoài Thương

Đó chỉ mới bàn đến công tác thu gom, còn khâu vận chuyển, xử lý rác thải vẫn đang là bài toán nan giải của nhiều địa phương. Dù đã công bố quy hoạch hệ thống thu gom, xử lý CTRSH của tỉnh từ cách đây gần 4 năm, song do khó khăn về kinh phí nên những bãi xử lý thải theo quy hoạch vẫn chưa được xây dựng. Trong khi đó, kinh phí để vận chuyển rác lên bãi xử lý của tỉnh quá lớn, không đủ sức để đáp ứng thường xuyên. Điều này đồng nghĩa với hàng ngàn khối lượng rác thải vẫn nằm lộ thiên và lưu cữu ở nhiều khu vực chưa được xử lý; điển hình nhất là ở những khu vực ven biển, đầm phá, nơi có mật độ tập trung dân cư đông đúc và cách xa bãi rác tập trung của tỉnh. Hiện, trên địa bàn tỉnh có 2 bãi chôn lấp xử lý rác ở Thủy Phương (Hương Thủy) và Lộc Thủy (Phú Lộc) được đánh giá có quy mô, hợp vệ sinh. Còn một số địa phương khác, như Hương Trà, Phong Điền đều đã có bãi chôn lấp rác tuy được thiết kế hợp vệ sinh, nhưng công tác vận hành chưa đảm bảo môi trường. Ngoài ra còn vô số các bãi rác hở, quy mô nhỏ, tự phát xuất hiện ngày càng nhiều, gây phát sinh nguồn ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống dân sinh.

Nhiều khó khăn cần tháo gỡ

Tình trạng vứt, đổ rác, phế thải xây dựng không đúng nơi quy định, xuống sông hồ vẫn còn khá phổ biến không chỉ ở nông thôn mà đối với cả người dân đô thị. Thói quen đốt, rải vàng mã ảnh hưởng đến vệ sinh, mỹ quan đô thị vẫn diễn ra phổ biến. Đó là chưa kể ý thức bảo vệ, gìn giữ của công như các thùng rác công cộng của một số người dân vẫn còn kém. Do đó, bên cạnh tuyên truyền đến từng hộ gia đình, cá nhân, cụm dân cư xây dựng nếp sống văn minh đô thị, nông thôn, việc thành lập các đội kiểm tra, xử lý vi phạm về vệ sinh môi trường cũng rất cần thiết và bằng nhiều biện pháp đủ sức răn đe.

Theo ông Nguyễn Việt Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, để tháo gỡ những vướng mắc, tiến đến đảm bảo hoạt động thu gom, xử lý CTRSH hiệu quả, tỉnh cần xem xét cân đối hỗ trợ, bố trí kinh phí vận chuyển rác từ các trung tâm huyện, lỵ lên bãi xử lý rác của tỉnh giống như tỉnh đã và đang bố trí cho T.P Huế. Như vậy mới hy vọng giải quyết tình trạng ô nhiễm do rác thải tồn đọng ở các tuyến huyện, xã đang gây bức xúc về môi trường. Bên cạnh việc xem xét tăng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường cho các địa phương để đầu tư trang thiết bị, phương tiện, nhằm tăng hiệu quả thu gom, cần bố trí kinh phí cho Công ty TNHH NN Môi trường và Công trình đô thị Huế để tăng cường năng lực, mở rộng địa bàn, tăng tần suất thu gom rác, nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH rộng khắp. Vấn đề khác nữa là cần hoàn thiện, nâng cấp Công ty TNHH NN Môi trường và Công trình đô thị Huế theo quy mô của tỉnh và hình thành các xí nghiệp hoặc công ty con tại các huyện, thị xã để đảm nhiệm thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt. Ngoài ra, tỉnh nên có nguồn kinh phí ưu đãi để hỗ trợ cho các tổ, đội, nhóm tình nguyện thu gom rác, từng bước xã hội hóa công tác này.

Nếu những điều kiện cần kể trên được giải quyết thì vấn đề đạt được mục tiêu đến năm 2015 có trên 95% tổng lượng CTRSH nội thị được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 60% được tái chế; 70% tổng lượng CTRSH phát sinh tại nông thôn, khu vực đầm phá và 80% tại các làng nghề được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường... cơ bản sẽ đạt kết quả.

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024

Sáng 14/4, tại Trường THCS Nguyễn Tri Phương, Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tổ chức lễ khai mạc triển lãm và chấm thi Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh lần thứ XVII, năm 2024. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành cùng giáo viên, học sinh các đơn vị dự thi.

163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024
Nâng hạng chỉ số DTI

Những năm qua, Thừa Thiên Huế luôn nằm trong tốp đầu về chỉ số chuyển đổi số. Song năm 2023, qua rà soát, trong Bộ chỉ số chuyển đổi số có nhiều nhóm tiêu chí không đạt bền vững, do vậy cần những giải pháp căn cơ để chuyển đổi số trở thành chìa khóa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nâng hạng chỉ số DTI
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top