ClockThứ Sáu, 28/07/2017 10:22

Gỡ nút thắt

TTH - Tại Thừa Thiên Huế, năm 2016, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp 54,2% GRDP của tỉnh; nộp ngân sách nhà nước chiếm trên 20,7% tổng thu ngân sách toàn tỉnh; thu hút khoảng 30% lực lượng lao động của nền kinh tế.

Tỉnh ủy vừa ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV về phát triển kinh tế tư nhân, thúc đẩy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII). Đây không chỉ là bước tiến mới, tạo động lực thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển mà còn góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển nhanh và bền vững.

Thời gian qua, kinh tế tư nhân, nhất là doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh mẽ trên nhiều phương diện và đa dạng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực và vùng miền. Chỉ cần điểm qua vài con số cũng thấy được tốc độ phát triển nhanh chóng và vai trò của khu vực kinh tế này. Năm 2002, khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng 27% trong GRDP của cả nước, đến năm 2015 con số này đã là 43,22%. Cùng với đó, 30% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, gần 80% tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ, 64% tổng lượng hàng hóa và 100% giá trị sản lượng hàng hóa vận chuyển là từ khu vực kinh tế tư nhân; thu hút gần 85% lực lượng lao động cả nước (Báo điện tử Chính phủ).

Tại Thừa Thiên Huế, năm 2016, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp 54,2% GRDP của tỉnh; nộp ngân sách nhà nước chiếm trên 20,7% tổng thu ngân sách toàn tỉnh; thu hút khoảng 30% lực lượng lao động của nền kinh tế. 

Tuy nhiên, theo nhiều điều tra, đánh giá, kinh tế tư nhân vẫn chưa đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế và trong đó chủ yếu vẫn là kinh tế hộ gia đình, cá thể (chiếm khoảng 95%). Tại Thừa Thiên Huế, với hơn 5.900 doanh nghiệp tư nhân tuy chưa thể so sánh với các địa phương phát triển, nhưng là con số không phải thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Nhưng các doanh nghiệp đa phần là nhỏ và siêu nhỏ (có số vốn dưới 1 tỷ đồng), chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ. Đã là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ  cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ gặp nhiều khó khăn, từ chậm đổi mới công nghệ, trình độ quản trị, khả năng liên kết… nhất là năng lực tài chính.

 Một con số đáng quan tâm được chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong đưa ra trong buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Tháo gỡ nút thắt trong tiếp cận vốn tín dụng cho các doanh nghiệp tư nhân” trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ ngày 26/7 vừa qua. Đó là vốn ngân hàng chi phối tới khoảng 80% và gần như 80% vốn của doanh nghiệp cũng do ngân hàng cung ứng. Nhưng thực tế, với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng lại là thách thức không nhỏ. Điều này có nguyên nhân từ cả 2 phía. Phía doanh nghiệp thiếu tài sản thế chấp, chưa có phương án kinh doanh khả thi, chưa quen với các thủ tục giấy tờ… Phía ngân hàng cũng là doanh nghiệp, họ  “đi vay để cho vay”, phải bảo toàn vốn và hoạt động có lãi, nên không thể mạo hiểm cho vay khi chưa có gì bảo đảm thu hồi được vốn… Gỡ nút thắt này cần phải có cơ chế tài chính đặc thù.

Để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, năm 2015 tỉnh thành lập “Quỹ đầu tư phát triển và bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ” với  vốn điều lệ trên 326 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp nào được vay từ nguồn vốn trên. Tại buổi họp báo quý 2 của UBND tỉnh mới đây, ông Hoàng Ngọc Khanh, Chánh văn phòng UBND tỉnh cho biết, mới có 2 hồ sơ của doanh nghiệp đang được quỹ xem xét để giải ngân. Sắp tới quỹ đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh một số quy định cho phù hợp với tình hình thực tế để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn này. Gỡ được nút thắt về vốn sẽ tạo cơ hội và tiềm lực cho kinh tế tư nhân, nhất là doanh nghiệp tư nhân phát triển nhanh và đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.

Minh Hoàng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nâng triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm nay, đồng thời duy trì dự báo ảm đạm trong trung hạn, theo dữ liệu mới được công bố ngày 16/4.

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Return to top