ClockChủ Nhật, 18/09/2016 16:30

Google: Người tiêu dùng Việt Nam lạc quan nhất thế giới

Đó là nhận định của ông Nitin Gajria, Giám đốc quốc gia phụ trách Việt Nam, Campuchia, Lào của Google Châu Á – Thái Bình Dương về sự phát triển của internet Việt Nam.

Người Việt Nam rất lạc quan và có xu hướng chi tiêu thoải mái” - Nitin Gajria, Giám đốc quốc gia phụ trách Việt Nam, Campuchia, Lào của Google Châu Á – Thái Bình Dương. 

Theo kết quả nghiên cứu chung về vai trò của Internet và sức mua của những hộ gia đình có kết nối Internet ở Việt Nam của Google và Công ty tập đoàn tư vấn Boston (BCG), Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn cho các chủ doanh nghiệp muốn bắt đầu hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh.

Tăng trưởng nhờ... di động

Nghiên cứu của Google đưa ra nhận định Việt Nam là “mẫu hình tăng trưởng kéo dài 20 năm” bởi “đi ngược với xu hướng suy thoái của kinh tế toàn cầu, Việt Nam đang gây chú ý với tăng trưởng GDP ước tính đạt 6,7%, cao hơn các nước láng giềng Thái Lan, Philippines và Malaysia”.

Một trong những lý do dẫn đến quá trình tăng trưởng kinh tế nổi bật này chính là khả năng kết nối di động: Việt Nam đã có bước nhảy vọt từ thói quen sử dụng Internet trên máy tính để bàn chuyển hoàn toàn sang các thiết bị di động có kết nối Internet, ước tính hiện tại có đến 72% dân số Việt Nam từ 18 tuổi trở lên sở hữu điện thoại thông minh, so với mức của năm ngoái là 55%.

Theo kết quả nghiên cứu, các hộ gia đình có kết nối Internet thường chiếm số đông và là những người trẻ hơn, có vị thế hơn những người láng giềng không có kết nối Internet. Họ thường là những người có sức ảnh hưởng đến xã hội và là những người đầu tiên sử dụng và thích ứng với các dịch vụ và sản phẩm mới.

Điều này có nghĩa là họ rất có giá trị đối với những người làm tiếp thị - nghiên cứu ước tính rằng các gia đình có kết nối Internet có giá trị về tiếp thị cao gấp 1,5 lần so với những gia đình không kết nối Internet.

Các hộ gia đình có kết nối Internet không còn giới hạn ở các khu đô thị khi gần phân nửa số gia đình ở nông thôn đã kết nối Internet và tốc độ tăng kết nối Internet ở đây cao hơn gấp 2 đến 3 lần so với khu vực thành thị.

“Người Việt Nam rất lạc quan và có xu hướng chi tiêu thoải mái”

Hơn 92% người được khảo sát cho rằng: “Thế hệ mà tôi đang sống có cuộc sống tốt hơn các thế hệ trước và thế hệ tiếp nối sẽ có cuộc sống tốt hơn chúng tôi”. Có lẽ vì tin vào điều này nên người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng chi tiêu ngày càng thoải mái hơn. Bằng chứng là các hộ gia đình kết nối Internet cũng đang đóng góp đến 83% cho giá trị ngành hàng đối với các sản phẩm hàng ngày như sữa bột, tã giấy, sữa tắm và sữa chua uống.

Nhờ internet, người tiêu dùng Việt Nam đang dần hình thành thói quen truy cập trực tuyến để tìm ý tưởng cho việc mua sắm, nghiên cứu sản phẩm và thương hiệu, kiểm tra sản phẩm sẵn có… Các báo cáo kinh tế gần đây từ Temasek và Google cũng chỉ ra rằng Việt Nam đang trên đà tăng trưởng và có dấu hiệu đột phá trong lĩnh vực thương mại điện tử, từ 0,4 tỷ USD lên 7,5 tỷUSD vào năm 2025.

Việt Nam là quốc gia đông dân thứ hai ở Đông Nam Á với tỷ lệ gia tăng số người ở tầng lớp trung lưu và thượng lưu vượt xa nhiều nước trong khu vực. Trong đó, nhóm người tiêu dùng trung cấp và cao cấp tại Việt Nam sẽ tăng 1,7 lần về số lượng tính đến năm 2020. Nhóm sẽ lan rộng tại các tỉnh thành trọng điểm, thúc đẩy chi tiêu cho các sản phẩm tiện ích và phục vụ phong cách sống. Đồng thời  sẽ dẫn dắt sự dịch chuyển sang các kênh bán hàng hiện đại như thương mại điện tử. Qua đó tạo nên cuộc cách mạng trong kỷ nguyên kỹ thuật số.

“Nghiên cứu này rõ ràng cho thấy những người tiêu dùng Việt Nam có sức mua cao nhất đều đã kết nối trực tuyến qua các thiết bị di động”, Nitin Gajria, Giám đốc Quốc gia phụ trách Việt Nam, Campuchia, Lào của Google Châu Á – Thái Bình Dương, chia sẻ.

Theo tuoitre.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tín hiệu lạc quan với bóng đá trẻ Huế

Bóng đá trẻ Huế đang có những bước tiến bộ đáng ghi nhận. Đó là nền tảng để chờ đợi sự bứt phá trong tương lai của bóng đá tỉnh nhà. Vòng chung kết U19 Quốc gia 2024 đã khép lại, nhưng dư âm của giải đấu này vẫn đọng lại với bóng đá Huế.

Tín hiệu lạc quan với bóng đá trẻ Huế
Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào

Qua quan sát, diện chưa rộng lắm nhưng tôi đã “lờ mờ” nhận ra xu hướng tiêu dùng thân thiện với môi trường (thường được gọi là xu hướng tiêu dùng xanh) đang dần hiện hữu và được coi trọng, nó không ở chỗ này thì ở chỗ kia. Xu hướng này chỉ có được khi đi cùng với nhận thức và những lĩnh vực tiêu dùng văn minh.

Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào
Doanh nghiệp “đón sóng” tiêu dùng cuối năm

Thời điểm này, các doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất hàng tiêu dùng đang làm việc hết công suất để phục vụ nhu cầu tiêu dùng tăng cao của khách hàng dịp cuối năm

Doanh nghiệp “đón sóng” tiêu dùng cuối năm
Cư dân đô thị với xu hướng tiêu dùng xanh

Như đã thành thói quen, mỗi lần đi chợ là chị Nguyễn Thị Kim (P. Thủy Xuân, TP. Huế) lại đem theo chiếc giỏ mây để đựng thực phẩm như rau, củ, quả, gia vị. Theo chị Kim, túi ni-lông tiện dụng và rẻ nhưng vô cùng gây hại cho môi trường và sức khỏe. Nhẩm tính mỗi sạp hàng, mỗi lần mua bất cứ thứ gì từ mớ rau, con cá đến trái chanh, trái ớt đều sử dụng bao ni-lông thì mỗi ngày lượng rác thải nhựa sẽ quá tải như thế nào…

Cư dân đô thị với xu hướng tiêu dùng xanh

TIN MỚI

Return to top