ClockThứ Ba, 02/06/2015 07:11

Góp thêm tư liệu khẳng định chủ quyền Hoàng Sa

TTH.VN - “Đại Nam thực lục có 13 đoạn xác định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là một trong những văn bản có giá trị pháp lý cao nhất. Khi được tổ chức, sưu tầm, ấn hành ở ngoài biên giới thì nó đã vượt qua tầm quốc gia"...

Đại Nam thực lục là bộ chính sử của nhà Nguyễn được Quốc sử quán tổ chức biên soạn, ấn hành từ năm Minh Mạng thứ 2 (1821) cho đến năm Bảo Đại thứ 14 (1939). Đại Nam thực lục có hai phần Đại Nam thực lục tiền biên, Đại Nam thực lục chính biên.


Việc phát hiện bộ chính sử của triều Nguyễn được ông Hồ Tấn Phan đánh giá là một phát hiện thú vị và quan trọng

Ông Hồ Tấn Phan, một nhà nghiên cứu ở Huế cho biết: “Đại Nam thực lục tiền biên và Đại Nam thực lục chính biên từ thời Gia Long đến thời Đồng Khánh đã được nhà Nguyễn cho khắc bản gỗ để in trên giấy bản. Riêng Đại Nam thực lục thời Thành Thái, Duy Tân và Đại Nam thực lục chính biên thời Khải Định do không có tiền nên Quốc sử quán đã cho chép tay thành 6 bản để bảo quản. Qua chiến tranh, các bản chép tay đã thất lạc gần hết khiến giới nghiên cứu trước năm 1975 đều tin rằng Đại Nam thực lục chỉ có 38 tập do (Viện sử học xuất bản) chép việc từ thời chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa (1558) đến cuối thời Đồng Khánh (1888) là hết.

Mãi đến năm 2003, một nhà nghiên cứu gốc Việt đã tìm thấy trong thư viện trường Viễn đông bác cổ ở Pari (Pháp) một bản chép tay đầy đủ về giai đoạn Thành Thái cho hết thời Khải Định, cho thấy giai đoạn từ 1889 đến 1925 đã được Quốc sử quán biên soạn thành thực lục. Sau đó người này đã sao tặng Viện sử học. Từ đây giới nghiên cứu sử học trong nước đã có cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, cũng như xã hội Việt Nam vào thời đó. Vậy nhưng có điều đáng tiếc là qua thời gian một số bản in bằng giấy bản đã bị thất lạc, mối mọt làm mục nát, hư hỏng khiến nguồn tư liệu ngày càng hiếm hoi.

Giữa bối cảnh đó, vào năm 1961, đại học Keio – ngôi trường danh tiếng của Nhật Bản đã bắt đầu nghiên cứu, sưu tầm, sao chụp đúng nguyên dạng Đại Nam thực lục đã được in bằng mộc bản gồm hơn 550 quyển, gần 33.000 trang. Và sau 21 năm sưu tầm, họ đã tổ chức in lại tại Nhật Bản thành 20 tập, 8131 trang.

Việc phát hiện bộ chính sử của triều Nguyễn được ông Hồ Tấn Phan đánh giá là “một phát hiện thú vị và quan trọng”. Bởi “Đại Nam thực lục, trong đó có 13 đoạn xác định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là một trong những văn bản có giá trị pháp lý cao nhất. Khi được tổ chức, sưu tầm, ấn hành ở ngoài biên giới thì nó đã vượt qua tầm quốc gia, vì thế bản được in ở Nhật Bản càng làm tăng giá trị của nó”, ông Hồ Tấn Phan nói.

Giữa tháng 5/2015, ông Hồ Tấn Phan đã trao tặng bản sao toàn bộ bộ sử in, xuất bản tại Nhật Bản cho Ủy ban biên giới Quốc gia với hi vọng được góp một phần sức vào việc chuẩn bị hồ sơ đấu tranh đòi lại quần đảo Hoàng Sa và một phần Trường Sa đang bị chiếm đóng trái phép.

Đại diện Ủy ban biên giới quốc gia đã trao tặng giấy khen cho Nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan vì đã có công sưu tầm, hiến tặng tài liệu liên quan đến chủ quyền biển đảo Việt Nam.

 

Hoàng Nguyên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phối hợp tuyên truyền biển, đảo có chiều sâu và sức lan tỏa

Ngày 27/3, tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức sơ kết công tác phối hợp tuyên truyền biển đảo năm 2023 giữa Vùng 3 Hải quân với Ban Tuyên giáo các địa phương: Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

Phối hợp tuyên truyền biển, đảo có chiều sâu và sức lan tỏa
Đấu tranh phòng, chống các hoạt động vi phạm giã cào, sai tuyến

Ngày 27/3, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết công tác tuần tra phòng, chống tàu giã cào khai thác thủy sản trái phép trên vùng biển ven bờ năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024. Ông Hoàng Hải Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đấu tranh phòng, chống các hoạt động vi phạm giã cào, sai tuyến
Thiết thực chương trình "Tháng 3 biên giới"

Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh phối hợp với Siêu thị Co.opmart tổ chức chương trình "Tháng 3 biên giới – Biên cương Tổ quốc năm 2024" tại địa bàn xã Lâm Đớt, huyện A Lưới (Việt Nam) và bản Tà Vàng, huyện Kà Lừm, tỉnh Sê Kông (Lào).

Thiết thực chương trình Tháng 3 biên giới
Lúa đã xanh trên những triền đồi

Hạt thóc gieo xuống sườn đồi đã không còn lặng im chờ nắng gió để lên xanh. Những miệng ăn trong nhà không còn trông ngóng vào những gùi củi, gùi măng hái trên rừng về lúc chiều muộn. Đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao A Lưới giờ đã biết làm ăn, xây dựng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, dần dần thoát khỏi cuộc sống thiếu thốn ngày cũ. Đồng hành cùng với bà con dân bản tạo nên đổi thay ấy, có sự tận tâm tận lực của những người lính nơi biên cương.

Lúa đã xanh trên những triền đồi
Return to top