ClockThứ Hai, 08/02/2016 10:03

Hà Lan dự định xem xét lại thỏa thuận hội nhập Ukraine-EU

Ngoại trưởng Hà Lan Bert Koenders ngày 7/2 cho biết nước này sẽ xem xét lại quan điểm về thỏa thuận hội nhập giữa Ukraine và Liên minh châu Âu (EU) nếu người dân của họ nói "không" trong cuộc trưng cầu dân ý với thỏa thuận này dự kiến diễn ra vào ngày 6/4 tới.
Ngoại trưởng Hà Lan Bert Koenders. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ông Koender được dẫn lời nói: "Luật trưng cầu ý dân quy định rằng chính phủ cần xem xét lại (quan điểm về hội nhập giữa EU và Ukraine) nếu kết quả (trưng cầu) là tiêu cực. Tôi không muốn nói trước về kết quả. Khi có kết quả chúng tôi sẽ quyết định làm gì." Ông Koenders cũng lưu ý ông ủng hộ việc phê chuẩn thỏa thuận này.

Hà Lan là nước duy nhất trong EU chưa phê chuẩn thỏa thuận hội nhập của Ukraine. Tháng 10/2015, Hà Lan cam kết sẽ tổ chức cuộc trưng cầu dân ý, trong đó người dân phải trả lời liệu có cần phê chuẩn thỏa thuận trên hay không. Tuy trưng cầu dân ý chỉ mang tính khuyến cáo, song nếu có hơn 30% dân số tham gia, Hà Lan sẽ phải lưu ý tới kết quả của nó.

Trước đó, kết quả khảo sát của truyền hình EenVandaag (Hà Lan) cho thấy đa số người dân Hà Lan phản đối việc phê chuẩn Hiệp định liên kết giữa Ukraine-EU. Theo kết quả khảo sát này, hơn một nửa số người được hỏi khẳng định chắc chắn sẽ đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý. Trong đó, 53% số người được hỏi cho biết sẽ không ủng hộ việc phê chuẩn văn kiện này, 25% cho rằng họ "rất có thể" bỏ phiếu phản đối phê chuẩn hiệp định.

Trước đó, ngày 9/1, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Jean-Claude Juncker đã kêu gọi các cử tri Hà Lan không phản đối Hiệp định liên kết giữa Ukraine và EU, cho rằng động thái này có thể châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng tại "lục địa già."

Kể từ ngày 1/1/2016, Khu vực thương mại tự do sâu rộng và toàn diện (DCFTA) giữa Ukraine và EU, một phần trong Hiệp định liên kết được hai bên ký tháng 6/2014, bắt đầu có hiệu lực. Theo đánh giá của Bộ Kinh tế Ukraine, lợi ích lớn nhất từ việc thành lập DCFTA với EU là tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và dòng hàng hóa giá rẻ. Khoảng 97% danh mục hàng hóa sẽ được miễn thuế khi xuất-nhập giữa Ukraine và EU.

Dự báo, DCFTA sẽ mang tới cho GDP của Ukraine 10-15 tỷ hryvnia (khoảng 4-6 tỷ USD) mỗi năm. Mức giảm giá hàng hóa từ EU được dự kiến vào khoảng 5%.

Hiện Nga phản đối việc thành lập khu vực thương mại tự do này và Nga đã quyết định cũng từ ngày 1/1/2016 đình chỉ khu vực thương mại tự do với Ukraine. Theo đó, hàng hóa đến từ lãnh thổ Ukraine sẽ bị đánh thuế tại cửa khẩu vào Nga./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Lan là nơi nghỉ hưu tốt nhất thế giới năm 2023

Theo Chỉ số Hưu trí Toàn cầu năm 2023 vừa được công bố của Viện CFA Mercer, Hà Lan đạt điểm cao nhất trong bảng xếp hạng những nơi nghỉ hưu tốt nhất thế giới, với chỉ số hệ thống hưu trí mạnh nhất, tiếp theo là Iceland, Đan Mạch và Israel.

Hà Lan là nơi nghỉ hưu tốt nhất thế giới năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp các Tập đoàn kinh tế Hà Lan

Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Vương quốc Hà Lan, chiều 12/12 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Lan tại Việt Nam (DBAV) và Phòng Thương mại Hà Lan - Việt Nam (NVCC); tiếp lãnh đạo một số tập đoàn hàng đầu của Hà Lan.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp các Tập đoàn kinh tế Hà Lan
Tứ kết World Cup 2022: Hà Lan - Argentina
Cuộc chiến cân sức & nhiều duyên nợ

Trận đấu lúc 2 giờ sáng ngày 10/12 giữa Hà Lan - Argentina cũng được xem là màn đấu tái hiện trận bán kết World Cup 2014 giữa hai đội tuyển với hai phong cách bóng đá khác biệt. Tuy nhiên, đó vẫn là cuộc chiến khá cân sức đáng được chờ đợi.

Cuộc chiến cân sức  nhiều duyên nợ
Return to top