ClockThứ Năm, 30/05/2019 13:45

Hạ tầng tốt, chất lượng tăng

TTH - Năm học 2019 - 2020, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế đầu tư hàng chục tỷ đồng trang bị các thiết bị dạy và học, xây mới và sửa chữa phòng học, nhà đa năng nhằm tạo điều kiện tốt nhất để nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng các tiêu chí để xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia (ĐCQG).

Yên tâm với đội ngũ giáo viên trung học phổ thôngNâng chất lượng toàn diệnTăng cường công tác vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ bán trú“Gam màu sáng” của giáo dục mầm non

Trường TH Quang Trung tổ chức hội thi rung chuông vàng để phát huy năng lực và nâng cao trình độ cho học sinh

Năm học 2019 - 2020, trên địa bàn TP. Huế có 103 trường thuộc ba cấp học; trong đó, mầm non có 45 trường, tiểu học (TH) 34 trường và bậc THCS có 24 trường. Các trường cơ bản đủ phòng học đáp ứng nhiệm vụ dạy và học, tuy nhiên vẫn còn một số trường do thiếu lớp học nên không đảm bảo cho việc học 2 buổi/ngày. Bên cạnh đó, có một số lớp học đã xuống cấp, phải đầu tư xây dựng, sửa chữa mới bảo đảm công tác dạy và học.

Là cơ sở giáo dục được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ II từ năm 2014, song lâu nay Trường TH Quang Trung luôn trong tình trạng thiếu phòng học và phòng đa năng. Trường có 32 lớp học, song chỉ có 28 phòng học nên để đảm bảo cho học sinh học 2 buổi/ngày, nhà trường phải nghiên cứu và sắp xếp khoa học đối với từng lớp học để đảm bảo tất cả học sinh đều học tập trong môi trường thoáng mát, sạch sẽ.

Đầu năm 2018, trường đã lập phương án xây mới các phòng học, phòng đa năng và được UBND tỉnh phê duyệt và bố trí ngân sách. Tháng 7/2018, trường đầu tư 6 tỷ đồng xây dựng 6 phòng học, 3 phòng đa năng, hiện công trình đang dần hoàn thiện, dự kiến sẽ đưa vào sử dụng trong năm học mới 2019-2020. Hiệu trưởng Trường TH Quang Trung, ông Nguyễn Thế Sinh cho biết, sau khi đưa vào sử dụng 6 phòng học mới, trường tiếp tục đầu tư thêm 4 tỷ đồng xây dựng thêm 6 phòng học và các phòng chức năng, dự kiến đến tháng 10/2019 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng, đảm bảo đủ số lượng phòng học cho học sinh.

Tháng 6/2019 Trường TH Ngô Kha ở 328 Chi Lăng, TP. Huế sẽ khởi công công trình nhà 3 tầng với 13 phòng học, 1 phòng thư viện và các phòng chức năng với tổng kinh phí 14 tỷ đồng. Theo Hiệu trưởng Trường TH Ngô Kha Đinh Xuân Lương, sau khi sáp nhập giữa hai cơ sở giáo dục là Trường TH Phú Hiệp và Phú Mỹ từ năm 2010, trường hiện có 12 phòng học đã xuống cấp, cơ sở hạ tầng thiếu và không có phòng thư viện cho học sinh đọc sách, báo và tham khảo tài liệu. Đầu năm 2019, trường lập phương án xin ngân sách của tỉnh xây dựng các phòng học mới đảm bảo đủ cơ sở vật chất cho học sinh học 2 buổi/ngày. Hiện, các hạng mục đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu đưa các phòng học mới vào sử dụng trong năm học 2020- 2021.

Trên địa bàn TP. Huế có 63 trường chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 61%; có 88/103 trường được cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục, đạt tỷ lệ trên 85%. Năm học 2019- 2020, TP. Huế tập trung nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, chú trọng giáo dục pháp luật, kỹ năng sống cho học sinh; tích cực đổi mới phương pháp và nội dung dạy học...

Phó Trưởng phòng GD&ĐT TP. Huế, ông Lâm Thủy cho rằng, chuẩn bị cho năm học mới 2019- 2020, ngành đã chuẩn bị tốt các điều kiện, trong đó triển khai các giải pháp nâng cao chuyên môn nghiệp vụ thông qua các khóa tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo viên sau khi nghỉ hè. Năm học này sẽ tập trung thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó bắt đầu thực hiện từ năm 2020-2021 đối với lớp 1, giai đoạn 2021-2022 đối với lớp 6 và 2022-2023 đối với lớp 10. Hiện, Sở GD&ĐT đã tiến hành các lớp tập huấn về chương trình ở từng môn, khối lớp, trước tiên đối với khối 1, còn khối 6 sẽ tiến hành tập huấn ở cấp phòng.

Năm học mới 2019-2020, Phòng GD&ĐT TP. Huế sẽ đưa vào sử dụng một số hạng mục mới ở các trường, như Trường TH Trường An, Quang Trung, Lê Lợi; Trường THCS Đặng Văn Ngữ, Nguyễn Văn Trỗi…. Các hạng mục được đầu tư xây dựng theo hướng hiện đại, tầng hóa nhằm góp phần tăng số lượng trường ĐCQG, như nhà đa năng, khu hiệu bộ, phòng bếp, phòng học đạt chuẩn. Cùng với cơ sở hạ tầng, để nâng cao chất lượng dạy và học, UBND TP. Huế đã cấp kinh phí đầu tư các thiết bị như bàn ghế, máy vi tính cho các bậc học, trong đó chủ yếu là bậc tiểu học và THCS.

Theo ông Lâm Thủy, năm nào TP. Huế cũng cấp kinh phí hàng chục tỷ đồng để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, song do diện tích đất tại các trường nằm ở khu vực trung tâm TP hẹp, giải pháp hiện nay là sửa chữa số phòng học xuống cấp nên số phòng học bổ sung cho năm học mới tăng lên không nhiều, ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng trường ĐCQG. Để đạt mục tiêu 100% học sinh học 2 buổi/ngày, TP cần phải xây dựng thêm 50 phòng học, trong đó mức đầu tư 1 phòng học từ 500-600 triệu đồng nên tổng kinh phí đầu tư trên 300 tỷ đồng, số tiền khá lớn nên rất khó khăn để thực hiện.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH CÔNG TP. HUẾ SAU SÁP NHẬP:
Khó nhân sự và cơ sở vật chất

Một tháng sau khi sáp nhập, mở rộng thành phố Huế, Trung tâm Hành chính công (TTHCC) TP. Huế thực hiện hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC); đảm bảo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, chỉ số hài lòng của người dân đạt 97%.

Khó nhân sự và cơ sở vật chất
“Chúng tôi rất vui khi Tp. Huế được mở rộng”

Là chia sẻ người dân các xã, phường thuộc TP. Huế, huyện Phú Vang, thị xã Hương Trà, Hương Thủy khi TP. Huế được mở rộng vào ngày 1/7. Song, họ cũng mong muốn được quan tâm nhiều hơn về đời sống cũng như đầu tư cơ sở vật chất tương xứng.

“Chúng tôi rất vui khi Tp Huế được mở rộng”

TIN MỚI

Return to top