Thế giới Thế giới
Hạ viện Brazil thông qua “ngân sách chiến tranh” khi số ca nhiễm COVID-19 vượt 10.000 người
TTH.VN - Reuters sáng nay (5/4) cho biết, Hạ viện Brazil đã phê chuẩn một sửa đổi hiến pháp về “ngân sách chiến tranh”, theo đó sẽ tách các khoản chi tiêu liên quan đến dịch COVID-19 khỏi ngân sách chính của chính phủ và bảo vệ nền kinh tế khi số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 ở nước này đã vượt quá 10.000 người.
Lãnh đạo Brazil đeo khẩu trang và dùng gel rửa tay khô. Ảnh: Reuters/VOV
Ngân sách chiến tranh vẫn cần sự chấp thuận của Thượng viện với 3/5 số phiếu trong 2 vòng bỏ phiếu dự kiến sẽ diễn ra vào tuần tới.
Theo Reuters, Hạ viện Brazil đã phê chuẩn văn bản chính của dự luật với 423 phiếu ủng hộ và 1 phiếu chống trong vòng bỏ phiếu thứ 2, sau khi số phiếu trong vòng đầu tiên là 505 phiếu thuận và 2 phiếu chống.
Việc sửa đổi sẽ tạo ra một chế độ đặc biệt, ngăn chặn các chi phí liên quan đến sắc lệnh “tình trạng khẩn cấp” do đại dịch gây ra khỏi bị trộn lẫn với ngân sách liên bang trong cùng thời kỳ (kéo dài đến 31/12/2020).
Bên cạnh việc nới lỏng các hạn chế về ngân sách và tài chính để đẩy nhanh các biện pháp giải quyết dịch bệnh, ngân sách chiến tranh cũng cho phép Ngân hàng trung ương Brazil mua trái phiếu khẩn cấp để ổn định thị trường tài chính.
Trong một bài diễn thuyết, Chủ tịch Ngân hàng trung ương Brazil, ông Roberto Campos cho rằng, cuộc khủng hoảng đang diễn ra còn tồi tệ hơn nhiều so với năm 2008, trong đó thị trường chứng khoán và tiền tệ Brazil bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tuy nhiên, Ngân hàng trung ương Brazil đã hành động nhanh chóng để tăng thanh khoản thị trường và vẫn có một loạt các biện pháp để áp dụng, cộng thêm hệ thống tài chính đủ vững chắc và kết hợp nhiều hành động đồng thời có khả năng bơm tới 1,2 nghìn tỷ reais (tương đương 224,32 tỷ USD) vào thanh khoản.
BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)
- Nga tiếp tục chuyển viện trợ nhân đạo cho người dân Ukraine (18/08)
- Sân bay Dubai của UAE nhộn nhịp chuẩn bị cho sự kiện World Cup (18/08)
- Thiếu hụt lao động, Australia cân nhắc tăng hạn ngạch nhập cư (18/08)
- Thái Lan không chào đón du khách tới hút cần sa (18/08)
- “Mê” trà sữa, Đông Nam Á chi 3,66 tỷ USD/năm, Việt Nam đứng thứ 3 khu vực (17/08)
- Dữ liệu lớn sẽ mang lại lợi ích hơn 100 tỷ USD cho Đông Nam Á (17/08)
- Bộ Phát triển Kinh tế Nga nâng dự báo khả quan với nền kinh tế (17/08)
- Thúc đẩy công tác ngoại giao kinh tế trong quan hệ Việt Nam-Lào (17/08)
-
Đức cấp lại visa trên hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam có bổ sung nơi sinh
- Lạm phát, thiếu hụt lao động làm chậm đà phục hồi chi tiêu của các chuyến công tác
- Ấn Độ là “đối tác không thể thiếu” của Mỹ
- Bangladesh chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu
- Giải quyết ô nhiễm không khí phải ở quy mô toàn cầu
- Anh: Dịch vụ đường sắt bị ảnh hưởng do lái tàu trên cả nước đình công
- Pháp kiểm soát cháy rừng ở phía Tây Nam, mở lại đường cao tốc
- Hàn Quốc nỗ lực giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra
- Ăn trái cây và rau củ tốt cho môi trường hơn so với ăn thịt và pho mát
- Chính phủ Hàn Quốc sẽ tăng hạn ngạch lao động nước ngoài
-
Khu vực Nam bán cầu sẽ có cơ sở sản xuất vaccine mRNA đầu tiên
- ILO: Lao động trẻ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi những tác động của COVID-19
- CDC Mỹ đưa ra hướng dẫn phòng chống COVID-19 mới
- Trung Quốc chịu đợt nóng lớn nhất trong 60 năm
- Đức cấp lại visa trên hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam có bổ sung nơi sinh
- Philippines: Đại dịch đẩy thêm hàng triệu người vào cảnh nghèo đói
- Ấn Độ: Hành trình vươn mình thành “gã khổng lồ” mới nổi
- Chính phủ Nhật Bản cân nhắc gói biện pháp bổ sung đối phó lạm phát
- Bảng xếp hạng chỉ số tự tin du lịch của châu Á - Thái Bình Dương
- Lạm phát, thiếu hụt lao động làm chậm đà phục hồi chi tiêu của các chuyến công tác