ClockThứ Hai, 19/08/2019 20:41

Hacker có thể tấn công smartphone qua Bluetooth

Lỗ hổng bảo mật trong giao thức xác thực Bluetooth cho phép tin tặc tấn công trong khi hai thiết bị ghép nối với nhau.

Cảnh báo mã độc tấn công thiết bị kết nối Bluetooth từ Hàn QuốcLỗ hổng bảo mật Bluetooth trên iPhone và hàng loạt smartphone Android

Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm An toàn Thông tin CISPA đã xác định lỗ hổng bảo mật liên quan đến mã hóa trên các kết nối Bluetooth BR/EDR và đặt tên là KNOB. Theo The Verge, cuộc tấn công được thực hiện trong quá trình hai thiết bị ghép nối Bluetooth và các tin tặc sẽ xen vào giữa quá trình đó, để yêu cầu hai thiết bị cung cấp khóa mã hóa ngắn với mức độ bảo mật thấp, sau đó tìm cách truy ra mật khẩu và xâm nhập vào hệ thống.

Cuộc tấn công KNOB xảy ra do sai sót trong thông số kỹ thuật Bluetooth. Do đó, hàng tỷ thiết bị Bluetooth tuân thủ tiêu chuẩn này đều có thể bị tổn thương. Các nhà nghiên cứu cho biết đã tiến hành thử nghiệm cuộc tấn công KNOB trên hơn 17 chip Bluetooth, đến từ các nhà sản xuất Broadcom, Qualcomm, Apple, Intel và Chicony. "Tất cả thiết bị mà chúng tôi đã thử nghiệm đều dễ bị tấn công KNOB", một nhà nghiên cứu nói.

Vào tháng 11/2018, lỗ hổng đã được báo cáo chi tiết cho Tổ chức tiêu chuẩn Bluetooth Special Group (Bluetooth SIG). Sau đó, một số nhà cung cấp như Microsoft, Google, Cisco, Apple và BlackBerry đã thực hiện các giải pháp vá lỗ hổng trên thiết bị của họ. "Nếu thiết bị của người dùng không được cập nhật sau cuối năm 2018, sẽ có khả năng dễ bị theo dõi", các nhà nghiên cứu cho biết trong một bài báo.

Theo The Verge, mọi người sử dụng thiết bị Bluetooth không cần phải quá lo lắng. Để thực hiện cuộc tấn công KNOB, một hacker sẽ phải có mặt trong quá trình kết nối giữa hai thiết bị Bluetooth, chặn đường truyền ban đầu của mỗi thiết bị khi thiết lập khóa mã hóa trong một khoảng thời gian rất ngắn. Nếu một trong hai thiết bị không có lỗ hổng thì cuộc tấn công sẽ thất bại.

Theo vnexpress.net

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm

Các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh và công an các đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh đã và đang ngày đêm bám, nắm địa bàn, dựa vào dân để tấn công, trấn áp tội phạm, giữ vững sự bình yên cuộc sống người dân, nhất là trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm
KỶ NIỆM 55 NĂM TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN 1968 (31/1/1968 – 31/1/2023)
Xứng danh tám chữ vàng “Tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường”

Thực hiện chủ trương của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay từ tháng 5 năm 1967, Khu ủy Trị Thiên Huế đã ra nghị quyết (NQ) mở cuộc Tổng tiến công toàn diện Đông - Xuân 1967-1968. Mọi công việc chuẩn bị cho chiến dịch đã diễn ra hết sức khẩn trương, bền bỉ, thầm lặng trên cả ba vùng chiến lược, trọng điểm là thành phố Huế.

Xứng danh tám chữ vàng “Tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường”
75% người dùng di động Việt Nam nhận được tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo tài chính online

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), trong giai đoạn đẩy mạnh và tăng tốc chuyển đổi số như hiện nay, các đối tượng xấu đã lợi dụng sự bùng nổ về công nghệ thông tin, những tiện ích mà công nghệ thông tin mang lại (như tương tác qua mạng xã hội, các ứng dụng nhắn tin OTT...) để thực hiện nhiều vụ lừa đảo trực tuyến, chiếm đoạt tài sản có giá trị cao.

75 người dùng di động Việt Nam nhận được tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo tài chính online

TIN MỚI

Return to top